CEO là người có chức vụ cao trong công ty. Đi kèm với chức vụ cao thì sẽ là những vai trò cốt yếu và những trách nhiệm nặng nề. Vậy vai trò của CEO đối với doanh nghiệp là gì? Và những yếu tố là cần thiết để có thể trở thành một CEO. Hãy cùng winerp.com.vn tìm hiểu về vai trò của CEO qua bài viết dưới đây.
1. Khái niệm CEO là gì?
CEO là viết tắt của từ Chief Executive Officer, dịch sang nghĩa tiếng Việt có nghĩa là Giám đốc điều hành. Ở nước ta, vị trí CEO có thể là từ chỉ những chức danh như Tổng giám đốc, Giám đốc điều hành, Giám đốc công ty.
CEO là người nắm giữ chức vụ cao nhất trong công ty, có nhiệm vụ đưa ra những quyết định với mục tiêu mang lại thành công cho doanh nghiệp. CEO chịu trách nhiệm điều hành, lập kế hoạch phát triển công ty, đưa ra chiến lược kinh doanh dựa vào những mục tiêu tài chính.
Xem thêm: Nhà quản lý là gì? Tại sao chúng ta cần đến nhà quản lý?
2. Vai trò của CEO đối với công ty
CEO có vai trò hoạch định tầm nhìn cho công ty
Tầm nhìn là yếu tố không thể thiếu trong bất cứ công ty nào. Do đó, CEO cần phải có tầm nhìn xa giúp công ty phát triển bền vững.
CEO có vai trò xây dựng nền móng phát triển
Trong thời đại thị trường luôn thay đổi không ngừng. Một người CEO có tầm nhìn sẽ giúp công ty bước đi đúng hướng va không lan man.
Một tầm nhìn đồng nhất sẽ bảo đảm các mục tiêu ban đầu và giá trị cốt lõi của công ty. Nhờ đó, toàn bộ hoạt động của công ty đều hướng tới những mục tiêu chung dài hạn trong tương lai.
CEO có vai trò xây dựng văn hóa làm việc trong công ty
Một tầm nhìn tốt sẽ giúp tạo nên một môi trường làm việc thoải mái và tích cực cho nhân viên. Nhờ đó, tất cả các thành viên trong công ty sẽ có các đóng góp đáng kể.
Nếu công ty không coi trọng việc thiết lập văn hóa làm việc, công ty có thể dễ mất đi các nhân viên ưu tú.
CEO có vai trò cố vấn cho công ty
Đối với các quyết định trọng yếu, CEO sẽ là người đưa ra các cố vấn hữu ích cho hội đồng quản trị vì họ hiểu rõ về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cũng như sự biến động thị trường của ngành hàng.
CEO có vai trò xây dựng đội ngũ nhân sự cấp cao
CEO sẽ trực tiếp tham gia vào quá trình tuyển dụng để bảo đảm chất lượng của các nhân sự cấp cao và đưa ra các quyết định thích hợp nhằm giữ chân nhân tài.
Các vị trí cấp cao này có vai trò đưa ra cố vấn và báo cáo công việc cho giám đốc điều hành trong những lĩnh vực chuyên môn cụ thể như: Giám đốc vận hành (COO), Giám đốc marketing (CMO) và Giám đốc tài chính (CFO).
CEO có vai trò đại điện cho công ty
Trong những sự kiện, hội thảo, hội nghị trong ngành hàng, CEO sẽ là người đại diện cho thương hiệu để đi tham gia. Các hoạt động này giúp cho công ty quảng bá thương hiệu và thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh. Việc này giúp cho các CEO tăng khả năng lãnh đạo.
CEO sẽ thay mặt cho công ty tham dự những hoạt động trách nhiệm với xã hội như đóng góp, gây quỹ, từ thiện cộng đồng tại địa phương hay cấp quốc gia.
CEO có vai trò đảm bảo sự tăng trưởng cho công ty
Bên cạnh công việc giám sát và điều hành những hoạt động kinh doanh, CEO còn phải bảo đảm cho công ty luôn phát triển. Họ phải tiến hành vô số những công việc như
- Phân tích thị trường;
- Đưa ra những dự báo định hướng;
- Đưa ra các chiến lược mở rộng thị trường;
- Phân tích ngành hàng.
Những đầu việc này nhằm phát triển kinh doanh từ đó giúp tăng trưởng doanh thu.
CEO tạo ra môi trường làm việc với tinh thần liên tục học hỏi và đổi mới không ngừng giúp công ty luôn phát triển và nâng cao năng lực của nhân viên.
Trong thời đại nền kinh tế thay đổi “chóng mặt”, bất kỳ công ty nào còn giữ tư duy quy củ không chịu thay đổi đều sẽ có nguy cơ bị đào thải. CEO là người tạo ra chỗ đứng vững chắc cho công ty trên thị trường.
Xem thêm: Trưởng phòng nhân sự là gì? Tầm quan trọng của trưởng phòng nhân sự đối với công ty
3. Công việc của những CEO trong công ty
Xác định mục tiêu tổng thể cho từng dự án của công ty theo từng giai đoạn
Tùy vào kết quả khảo sát nhu cầu của những phân khúc khách hàng và chiến lược kinh doanh của đối thủ theo từng giai đoạn, CEO cần thiết lập những kế hoạch kinh doanh trong ngắn và dài hạn.
Tầm nhìn lãnh đạo cho phép các Giám đốc điều hành nhìn nhận được cơ hội và thách thức mà công ty đã, đang và sẽ phải đối mặt.
Lắng nghe kết quả báo cáo hoạt động của lãnh đạo các phòng ban và chỉ đạo phương hướng cho các hoạt động kế tiếp
CEO là “đầu mối” của những quyết định và ý tưởng tuyệt vời, dùng chất xám để tìm kiếm và tập hợp chất xám của tất cả thành viên trong bộ phận lãnh đạo cấp cao.
Giám đốc điều hành cùng với Giám đốc tài chính(CFO), Giám đốc kinh doanh(CCO) , Giám đốc Marketing – Truyền thông – Thương hiệu(CMO), Giám đốc kế hoạch(CPO),… đưa ra và tiến hành những chiến lược trong ngắn và dài hạn nhằm tạo nên hệ sinh thái bền vững. Nhờ đó, những chỉ số về doanh thu, giá trị thương hiệu, lợi thế cạnh tranh, mức độ hài lòng của khách hàng và tỷ lệ chuyển đổi,… sẽ không ngừng được hoàn thiện.
Xây dựng mục tiêu, sứ mệnh và văn hóa cho công ty
Văn hóa công ty cũng chính là cốt cách và tính cách của công ty. Giám đốc điều hành luôn là người đặt ra bộ quy tắc ứng xử giữa các lãnh đạo với nhân viên và giữa nhân viên với nhau dựa vào những chuẩn mực về nét tính cách chung mang tên “văn hóa công ty”.
Văn hóa công ty chính là kỳ vọng tươi sáng đúc kết ra được sau nhiều năm chinh chiến trên thương trường của CEO. Điều này liên quan trực tiếp đến sứ mệnh, mục tiêu – chặng đường lâu dài của công ty.
Tham gia các hoạt động đối ngoại, xây dựng quan hệ với các khách hàng và nhà đầu tư tiềm năng
Mối quan hệ với các nhà đầu tư và khách hàng tiềm năng đối với công ty như cơn gió lớn đẩy con thuyền công ty ra ngoài khơi xa.
Tư duy về văn hóa làm việc nguyên tắc – kỷ cương – trách nhiệm – chân thành đã giúp CEO xây dựng niềm tin vững chắc về giá trị của công ty trong lòng đối tác và khách hàng . Nhờ đó, công ty cũng nhận lại “quả ngọt” từ sự tin cậy, đó là những hợp đồng sử dụng dịch vụ dài hạn đầy giá trị.
Là người phát ngôn của công ty khi đón tiếp và trả lời phỏng vấn từ đại diện các cơ quan thông tấn, báo chí
Truyền thông đa phương tiện là phương tiện quảng bá hữu hiệu của công ty. Do đó, CEO cần xây dựng thương hiệu cá nhân và tổ chức các cuộc họp báo báo cáo thành tích hay những bài báo nghiên cứu khoa học, một thành tựu khoa học của công ty đã được công nhận.
4. Những yêu cầu cần có của một CEO
Kiến thức đa lĩnh vực
Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng, CEO là người phải có tầm nhìn xa và tổng quan về mọi thứ. Do đó, yêu cầu họ phải tích lũy một khối lượng kiến thức lớn, không chỉ chuyên môn của mình mà còn ở những lĩnh vực khác.
Nền tảng về khoa học quản trị
Được coi như là nền tảng cơ bản giúp bạn trở thành một nhà điều hành xuất sắc. Không chỉ phải lĩnh hội được toàn bộ những kiến thức về quản trị khi được đào tạo, mà còn phải thường xuyên tự tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi và cập nhật không ngừng nghỉ những kiến thức mới trong lĩnh vực này để có thể bắt kịp xu hướng quản trị và điều hành công ty một cách hiệu quả.
Kinh nghiệm, kỹ năng
Không chỉ là kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn, mà người điều hành phải có dày dạn vốn sống, thông hiểu về việc đối nhân xử thế. Thông thường trước khi phụ trách vai trò CEO trong một doanh nghiệp thì ứng viên thường phụ trách vị trí COO, điều này giúp họ có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc điều hành.
Do đó, muốn trở thành một CEO để có thể điều hành, tổ chức và quản lý tốt một tập thể lớn, thì bạn phải trải nghiệm, va chạm và thử thách bản thân ở nhiều môi trường, nhiều lĩnh vực và hoàn cảnh khác nhau.
Chịu được áp lực, sức khỏe tốt
CEO là người phải làm việc với rất nhiều áp lực, vì thế một tinh thần thép và một sức khỏe tốt là hai yếu tố cần thiết giúp họ có thể vượt qua những thách thức, khó khăn và làm tốt vai trò của mình.
Tố chất bẩm sinh
Để trở thành một CEO thành công, một nhà điều hành xuất sắc, chuyên nghiệp, bên cạnh việc phải được học tập, đào tạo bài bản có định hướng, thì tố chất bẩm sinh là một điều kiện vô cùng quan trọng. Do đó, không phải ai cũng có thể làm CEO. Những tố chất thường có ở một CEO thành công là: Chỉ số cảm xúc (EQ), chỉ số thông minh (IQ), tư duy khoa học, khả năng phân tích, quan sát, tổng hợp, hệ thống và sáng tạo. Tính cách quyết đoán, nhanh nhạy. Có thần thái uy lực của một người cầm quyền.
Lời kết
Để nắm giữ được chức vụ CEO trong công ty tuy không phải là một điều quá dễ dàng nhưng cũng không hẳn là quá khó khăn. Nếu như bạn hiểu rõ được vai trò của CEO cũng như những nhiệm vụ, trách nhiệm và các yêu cầu cần có của một CEO. Từ đó chuẩn bị cho mình những kiến thức và kỹ năng cần thiết thì bạn có thể sẽ trở thành một CEO tiềm năng trong tương lai.
Dương Cảm – Tổng hợp, Chỉnh sửa
(Nguồn tham khảo: japartner.vn, jobsgo.vn, hrchannels.com)