Phòng nhân sự là một trong những bộ phận chủ chốt trong công ty. Vậy trưởng phòng nhân sự là ai và có vai trò gì đối với sự phát triển của phòng nhân sự và toàn bộ tổ chức. Bài viết sau đây của winerp.com.vn đề cập đến những thông tin về trưởng phòng nhân sự và tầm quan trọng của trưởng phòng nhân sự đối với sự phát triển của công ty.
1. Khái niệm về trưởng phòng nhân sự
Trưởng phòng nhân sự còn được gọi là HR Manager, phụ trách việc quản lý những công việc liên quan đến nhân sự (tuyển dụng, đào tạo), quyền lợi, chính sách của mỗi cá nhân trong doanh nghiệp. Ngoài ra, họ còn góp một phần gắn kết những cá nhân trong doanh nghiệp xích lại gần nhau, cùng nhau đạt được các mục tiêu chung.
Xem thêm: Chuyên viên C&B là gì? Họ đóng vai trò gì đóng bộ phận Nhân sự
2. Tầm quan trọng của trưởng phòng nhân sự
Trưởng phòng nhân sự có vai trò vô cùng quan trọng trong việc kiện tất cả bộ máy nhân sự của công ty. Những quyết định của họ sẽ ảnh hưởng một cách trực tiếp tới nguồn nhân sự – nguồn vốn con người của doanh nghiệp.
Hiểu một cách đơn giản thì nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với công ty. Để tuyển đúng số lượng nhân sự, đúng kỹ năng và trình độ, thích hợp với văn hóa của doanh nghiệp thì phòng nhân sự phải làm việc hiệu quả và chăm chỉ. Hơn nữa, trưởng phòng nhân sự nhất quyết phải là một chuyên gia thực thụ trong lĩnh vực nhân sự: Vừa có năng lực chuyên môn vừa có thể lãnh đạo, có tầm nhìn, có thể giải quyết vấn đề, biết khuyến khích, tạo động lực cho nhân viên và có khả năng ra quyết định, giải quyết vấn đề.
Xem thêm: Tương lai của ngành nhân sự
3. Trưởng phòng nhân sự có những chức năng gì
Chức năng căn bản của Trưởng phòng nhân sự là quản lý nhân viên và giám sát công việc của phòng ban. Do đó, công việc này đòi hỏi người quản lý cần phải có sự thành thục trong chuyên môn về nhân sự, tuyển dụng, quan hệ nhân viên, đào tạo, phát triển nhân viên.
Tuyển dụng
Trưởng phòng nhân sự đặt ra những giải pháp chiến lược để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực của ban giám đốc. Họ thực hiện công việc giám sát quá trình tuyển dụng và tuyển chọn. Bên cạnh đó, chịu trách nhiệm cho những quyết định liên quan đến tuyển dụng và giữ chân nhân viên có năng lực. Họ có nhiệm vụ lên chương trình tuyển dụng, xem xét quá trình tuyển dụng và tuyển chọn ứng viên để đáp ứng đúng tiêu chí được đưa ra bởi ban giám đốc. Hơn nữa, còn phải đưa ra những chính sách thu hút nhân tài có trình độ cao.
Thành công của Trưởng phòng sẽ được đo lường bằng số lượng vị trí mà họ lấp đầy và thời gian tuyển dụng cho những vị trí đó. họ có trách nhiệm chính trong việc phát triển nguồn nhân lực.
Đào tạo và phát triển nhân viên
Đào tạo và phát triển nhân viên là một trong số các công việc quan trọng nhất của Trưởng phòng nhân sự. Gồm có định hướng tuyển dụng mới, đào tạo lãnh đạo, nâng cao chuyên môn. Họ thực hiện đánh giá nhu cầu nhân sự định kỳ để xác định được khi nào cần đào tạo, loại hình đào tạo phù hợp giúp nâng cao hiệu suất lao động.
Bên cạnh đó, họ còn kiểm tra hồ sơ hiệu suất làm việc của nhân viên nhằm xác định lĩnh vực mà nhân viên có thể hoàn thiện sau khi đào tạo kỹ năng. Thực hiện kế hoạch phát triển và xây dựng chiến lược kế nhiệm dựa trên đào tạo và phát triển kiến thức, chuyên môn và kinh doanh trong tương lai. Nên nêu ra các hướng nghiệp cho nhân viên có mong muốn phát triển lên cao.
Quản lý thông tin nhân sự
Trưởng phòng nhân sự cần phải nắm rõ thông tin nhân sự trong công ty của mình. Bên cạnh đó cũng là người ký các quyết định ban hành luật, văn bản bổ sung nhân sự bảo đảm tuân thủ đúng quy tắc, pháp luật. Duy trì và quản lý nhân sư.
Bất cứ nhà lãnh đạo nào cũng cần hiểu được tầm thiết yếu của nhân sự. Đội ngũ nhân viên giỏi thì mới giúp công ty phát triển. Vì vậy chức năng của Trưởng phòng nhân sự cũng gồm việc duy trì nguồn lực cho công ty, thuyên chuyển, phân công và sắp xếp nhân sự,… Bảo đảm đủ chất lượng và số lượng nhân sự cho các phòng ban, bổ sung kịp thời nếu như có vị trí trống.
Xem thêm: Quy trình tuyển dụng nhân sự 7 bước
4. Những kỹ năng cần có của Trưởng phòng nhân sự
Những người làm nhân sự giỏi để bước lên vị trí cấp lãnh đạo cần là người dung hòa giữa lý trí và cảm xúc; tư duy, kiến thức và sự công tâm, công minh, đồng cảm. Dưới đây là những kỹ năng cần thiết để trở thành một trưởng phòng nhân sự giỏi.
Kỹ năng lãnh đạo
Kỹ năng lãnh đạo nhân viên là việc sử dụng năng lực của mình để tạo ảnh hưởng, định hướng và thúc đẩy mọi người hành động. Giúp mọi người và tổ chức nhanh chóng đạt được mục tiêu công việc. Những trưởng phòng nhân sự có kỹ năng lãnh đạo giỏi là những người biết cách quản lý nhân viên của mình để đạt được thành công chung, có khả năng chiến lược và có tầm nhìn.
Kỹ năng lãnh đạo bao gồm những kỹ năng như kỹ năng truyền động lực, kỹ năng thấu hiểu, kỹ năng truyền cảm hứng, kỹ năng tư duy, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng đưa ra quyết định,… Toàn bộ những kỹ năng này là vô cùng quan trọng để tạo nên một trưởng phòng nhân sự có tài, có tâm, có tầm nhìn được mọi người yêu quý.
Kỹ năng lập kế hoạch
Phối hợp cùng với các bộ phận của doanh nghiệp để xây dựng các kế hoạch tuyển dụng nhân viên, theo dõi năng lực của nhân viên trong doanh nghiêp. Từ đó đề ra bản mô tả công việc và xây dựng chiến lược tuyển dụng nhân sự mới.
Tiếp theo là tham vấn và giám sát quy trình tuyển dụng, vạch ra các chính sách thích hợp nhằm thu hút người tài cho doanh nghiệp. Ngoài ra còn phối hợp với các bộ phận khác để tổ chức tuyển dụng nhân sự cho các vị trí còn thiếu trong doanh nghiệp. Họ sẽ không phỏng vấn trực tiếp ở những vị trí thấp. Họ sẽ trực tiếp phỏng vấn ứng viên ở các cấp cao hơn như trưởng phòng, phó phòng, tổ trưởng chuyên môn,…
Kỹ năng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Trưởng phòng nhân sự sẽ tổ chức và hướng dẫn những nhân viên mới hội nhập. Bình thường, doanh nghiệp chỉ đào tạo ngắn hạn những kỹ năng cần thiết nhằm phục vụ cho công việc. Qua đó, trưởng phòng nhân sự cũng sẽ xác định hướng phát triển và các nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp.
Kỹ năng quản lý và duy trì nguồn nhân lực
Trưởng phòng nhân sự sẽ là người đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên. Qua đó đặt ra các quyết định trả công, khen thưởng. Bên cạnh đó, họ cũng phối hợp với các trưởng phòng khác để đưa ra quyết định đề bạt, luân chuyển, thôi việc… Họ còn thực hiện chức năng tư vấn, hướng dẫn các phòng ban khác về chính sách nhân sự của doanh nghiệp và có trách nhiệm đôn đốc các phòng ban khác thực hiện.
Chức vụ này còn là cầu nối giữa người sử dụng lao động và người lao động. Họ có trách nhiệm kỷ luật, răn đe đối với những người thiếu trách nhiệm và vô kỷ luật. Phục vụ cho công tác tuyển dụng, đề bạt những nhân viên xuất sắc trong doanh nghiệp.
Kỹ năng nắm bắt và triển khai thông tin
Trưởng phòng nhân sự là người nắm bắt tình hình hoạt động và nhân sự của doanh nghiệp trước tiên. Do đó, họ cần truyền đạt thông tin một cách hiệu quả và nhanh chóng đến nhân viên. Ngoài ra, họ cũng cần có vốn hiểu biết nhất định về các quy định, văn bản pháp luật và những vấn đề khác liên quan nhằm bảo đảm doanh nghiệp làm việc theo đúng yêu cầu của nhà nước.
Chức vụ này còn là cầu nối với các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước như cơ quan phòng cháy chữa cháy, cảnh sát khu vực, Sở kế hoạch đầu tư,…
Lời kết
Trên đây là tổng hợp những thông tin cần biết về trưởng phòng nhân sự. Nếu bạn muốn ứng tuyển vị trí trưởng phòng nhân sự thì nên tìm hiểu về chức năng, nhiệm vụ và những yêu cầu của vị trí này để có thể chuẩn bị cho mình một bộ CV phù hợp và tự tin trả lời những vấn đề được đặt ra bởi người phỏng vấn.
Dương Cảm – Tổng hợp, Chỉnh sửa
(Nguồn tham khảo: codon.vn, hrchannels.com, linkpower.vn)