Hiện nay, nhân viên kinh doanh là một ngành nghề khá phổ biến và đang thiếu nhân lực. Do đó, nhân viên kinh doanh là một trong những ngành nghề tiềm năng và khá dễ xin việc đối với những sinh viên mới ra trường. Vậy nhân viên kinh doanh là gì? Một nhân viên kinh doanh sẽ phải làm những công việc gì trong công ty. Hãy cùng winerp.com.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Định nghĩa về nhân viên kinh doanh
Khi tìm việc làm ở vị trí nhân viên kinh doanh, nhiều bạn sẽ bối rối không biết nhân viên kinh doanh có phải là nhân viên sale không. Lý do vì bản mô tả công việc của hai vị trí này khá tương đồng với nhau. Mặc dù hai khái niệm này không hoàn toàn trùng khớp với nhau nhưng trên thực tế, ở Việt Nam, hai khái niệm nhân viên sale và nhân viên kinh doanh vẫn được dùng để thay thế cho nhau.
Nhân viên kinh doanh là cầu nối giữa công ty với khách hàng. Họ là người đưa ra những giải pháp hoàn chỉnh và thích hợp cho khách hàng. Nhứng giải pháp này chính là các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đang kinh doanh. Nói một cách đơn giản chính là, nhân viên kinh doanh có trách nhiệm chính là giới thiệu, tư vấn và thuyết phục khách mua các hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp kinh doanh.
Xem thêm: Nhân viên tuyển dụng và những điều bạn cần nên biết
2. Chức năng chính của nhân viên kinh doanh
Các chức năng chính của nhân viên kinh doanh bao gồm:
Tham mưu
Đưa ra những ý kiến, đề xuất với cấp quản lý về những biện pháp giúp bảo đảm hoạt động phân phối sản phẩm, dịch vụ của công ty, doanh nghiệp ra thị trường đạt hiệu quả và nhanh chóng nhất.
Nghiên cứu thị trường
Tìm hiểu và thu thập thông tin của thị trường giúp cho việc thực hiện tốt những nghiên cứu cải tiến các sản phẩm, dịch vụ đã có để có thể đáp ứng được nhu cầu luôn thay đổi của thị trường.
Xây dựng và phát triển hệ thống khách hàng
Có những giải pháp phát triển nguồn khách hàng tiềm năng mới cho công ty, đồng thời duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng hiện có.
Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ
Đưa ra những giải pháp, phương án hiệu quả để thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa của doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu doanh thu, lợi nhuận đặt ra.
3. Nhân viên kinh doanh sẽ làm những công việc gì
Tìm kiếm và khai thác khách hàng mục tiêu
- Tìm kiếm thông tin khách hàng qua nhiều kênh khác nhau để xây dựng hệ thống khách hàng mục tiêu.
- Chủ động liên hệ với khách hàng mục tiêu trong danh sách tự tìm kiếm hay từ hệ thống dữ liệu của doanh nghiệp và giới thiệu các sản phẩm dịch vụ hay chương trình ưu đãi.
- Gửi thông tin dịch vụ qua mail để khách hàng tham khảo, giải đáp những thắc mắc của khách hàng khi có các mail phản hồi từ khách hàng.
- Dùng những kỹ năng bán hàng để đàm phán, thuyết phục khách dùng những sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp.
- Tiến hành thủ tục ký kết hợp đồng với các khách hàng đã đồng ý mua sản phẩm dịch vụ.
Chăm sóc khách hàng
- Chủ động liên lạc với những khách hàng đang dùng sản phẩm dụng dịch vụ để nắm bắt tình hình và phát triển mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng.
- Kịp thời hỗ trợ và giải đáp những thắc mắc, yêu cầu, phàn nàn từ khách hàng.
- Theo dõi thời gian kết thúc hợp đồng và thuyết phục khách hàng tái ký kết hợp đồng
- Chủ động gửi những thông tin chương trình khuyến mãi, ưu đãi cho khách hàng cũ để thuyết phục họ mua mới những sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp.
- Tiến hành thủ tục ký kết hợp đồng mới với các khách hàng cũ đang có ý định mua lại sản phẩm dịch vụ.
Triển khai thực hiện hợp đồng
- Sau khi đã chốt hợp đồng với khách hàng, nhân viên kinh doanh sẽ phải phối hợp với những bộ phận liên quan triển khai thực hiện hợp đồng, đảm bảo những yêu cầu của khách hàng.
- Giám sát quá trình thực hiện hợp đồng, chất lượng dịch vụ để khách hàng nhận được giá trị tốt nhất.
- Phối hợp với những bộ phận liên quan để khắc phục nhanh chóng những vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng sản phẩm, dịch vụ của khách hàng.
Thực hiện những công việc khác
- Theo dõi quá trình thanh lý hợp đồng, hỗ trợ với phòng kế toán để đốc thúc công nợ.
- Phối hợp với bộ phận Marketing để xây dựng kế hoạch và thực hiện những chương trình ưu đãi vào những dịp lễ, tết; tri ân khách hàng; giới thiệu sản phẩm dịch vụ mới để thu hút và tiếp cận những đối tượng khách hàng mục tiêu.
- Liên kết với những bộ phận khác trong doanh nghiệp để nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng tốt thị hiếu của khách hàng.
- Tham gia những khóa bồi dưỡng, đào tạo để nâng cao trình độ khi được công ty tạo điều kiện.
- Làm những báo cáo công việc theo định kỳ, phát sinh.
- Tham gia đầy đủ những cuộc họp của bộ phận, báo cáo những thông tin phản hồi từ khách để có các biện pháp xử lý, khắc phục hiệu quả.
- Thực hiện những công việc khác khi có yêu cầu từ phía Quản lý.
Xem thêm: Bảng mô tả công việc và những sai lầm thường gặp khi lập bảng mô tả công việc
4. Top 5 kỹ năng mà một nhân viên kinh doanh xuất sắc cần có
Để có thể trở thành một nhân viên kinh doanh xuất sắc, bạn cần phải hội tụ đầy đủ 5 kỹ năng cơ bản sau đây:
Kỹ năng giao tiếp
Đây là kỹ năng vô cùng quan trọng và là một trong các yếu tố hàng đầu cần có của một nhân viên kinh doanh. Giao tiếp giúp bạn thỏa thuận và đàm phán tốt hơn với khách hàng, thông qua cách bạn trao đổi với khách hàng có thể đánh giá được sự chuyên nghiệp của bạn và doanh nghiệp. Điều này giúp bạn tạo nên cho mình một lợi thế cạnh tranh hoàn hảo. Ngoài ra, giao tiếp tốt cũng giúp bạn xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, bảo đảm sự thuận lợi cho những lần hợp tác sau.
Có vốn hiểu biết và sự chuẩn đoán tốt
Chắc chắn những nhân viên kinh doanh cần phải có một vốn hiểu biết tốt, không cần phải biết quá nhiều nhưng phải biết những vấn đề cơ bản về xã hội, kinh tế. Đặc biệt là bạn phải hiểu biết về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Mỗi khách hàng đều có nhu cầu, hành vi và tính cách khác nhau. Do đó, ngoài vốn hiểu biết của mình, bạn cần phải có khả năng chuẩn đoán tốt để có thể thuyết phục, dẫn dắt và giúp khách hàng nhận thức rõ về sản phẩm mà bạn đang giới thiệu.
Kỹ năng nghiên cứu và chuẩn bị
“Không chuẩn bị là đang chuẩn bị cho thất bại” trước khi bắt đầu một cuộc tư vấn, trao đổi với khách hàng bạn nên có sự chuẩn bị trước. Chuẩn bị trước mọi việc sẽ giúp cho bạn cảm thấy tự tin, thoải mái và sẵn sàng cho mọi tình huống có thể xảy ra và có một buổi trao đổi hợp tác suôn sẻ hơn với khách hàng của bạn.
Kỹ năng hợp tác tốt
Kỹ năng hợp tác là sự kết nối của nhân viên kinh doanh với khách hàng để cùng xây dựng nên những giải pháp. Không chỉ giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn đến với khách hàng, hãy để khách hàng nhận thấy mình là một phần quan trọng trong doanh nghiệp của bạn. Bạn nên để khách hàng cảm thấy tự tin khi cùng bạn xây dựng các giải pháp hợp tác hiệu quả. Việc này cũng sẽ giúp thu hẹp khoảng cách giữa bạn và khách hàng, tạo ra sự tin tưởng của khách hàng đối với doanh nghiệp và bạn có thể hợp tác với khách hàng nhanh chóng.
Xem thêm: Top 10 kỹ năng đàm phán hiệu quả
Luôn giữ vẻ ngoài chỉn chu và nụ cười trên môi
Một vẻ ngoài ưa nhìn đi kèm một nụ cười tươi sẽ là điểm cộng cho bạn khi lần đầu tiên bạn tiếp xúc với khách hàng. Một người thoải mái, cởi mở và lịch sự chắc chắn sẽ làm cho khách hàng cảm thấy thoải mái và có hứng thú nói chuyện hơn với bạn.
Nhân viên kinh doanh là một nghề rất phù hợp với những bạn ưa thích sự cần tiến, thử thách và kiên trì với mục tiêu của mình.
Lời kết
Vì nhân viên kinh doanh không yêu cầu quá nhiều kinh nghiệm làm việc nên sẽ là ngành nghề thu hút được khá nhiều sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm. Hy vọng với những thông tin trên đây có thể giúp những bạn sinh viên kinh doanh có những cái nhìn tổng quan về ngành nghề này. Bên cạnh đó, biết được những công việc và kỹ năng cần có của vị trí này để có thể chuẩn bị cho mình những hành trang tốt nhất.
Dương Cảm – Tổng hợp, Chỉnh sửa
(Nguồn tham khảo: hotelcareers.vn, blog.topcv.vn, vieclamvui.com)