Kỹ năng đàm phán là một trong những kỹ năng quan trọng trong kinh doanh. Hiểu rõ và nắm vững được kỹ năng này sẽ giúp bạn thuận lợi và gặp nhiều thành công hơn trong công việc. Hãy cùng winerp.com.vn tìm hiểu những kiến thức về kỹ năng đàm phán ở bài viết dưới đây.
1. Kỹ năng đàm phán là gì?
Đàm phán hay còn được gọi là thương lượng, là quá trình bàn luận, trao đổi, bàn luận giữa hai hay nhiều bên nhằm đưa ra những ý kiến thống nhất, những thỏa thuận chung làm cho hai bên đều vừa lòng.
Kỹ năng đàm phán là tổng hợp của nhiều kỹ năng mềm bao gồm: lập kế hoạch, giao tiếp, thương lượng và hợp tác. Trong cuộc sống hàng ngày, con người luôn luôn giao tiếp với nhau. Sẽ luôn luôn xảy ra những mâu thuẫn hay xung đột quyền lợi trong khi giao tiếp.
Trong công việc, khi có những ý kiến không đồng nhất về hoạt động kinh doanh thì sẽ dẫn đến nhiều tranh chấp. Ở trường hợp này, những người có kỹ năng đàm phán tốt có thể sẽ giải quyết được tình huống và đưa ra những thỏa thuận làm cho hai bên cảm thấy hài lòng.
Đây là một kỹ năng cực kỳ quan trọng. Hiểu rõ và sử dụng tốt kỹ năng này sẽ là bước đệm để trở thành một nhà đàm phán thành công.
Khi thực hiện các giao dịch kinh doanh hay ký kết hợp đồng, bên nào có kỹ năng đàm phán tốt có thể nhận được những dự án kinh doanh hấp dẫn. Góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận. Càng ở những vị trí cao trong công ty, bạn càng cần trau dồi tốt kỹ năng này.
2. Tầm quan trọng của kỹ năng đàm phán
Đàm phán thường xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống của con người. Kỹ năng đàm phán là một trong những kỹ năng thiết yếu và rất quan trọng dù là trong cuộc sống hay công việc, kinh doanh. Đàm phán tốt sẽ giúp bạn:
- Đạt được những mục tiêu nhất định và tạo ra sự khác biệt trong chiến thắng. Đó là chiến thắng trong những cuộc đàm phán.
- Ký kết được các hợp đồng, mua bán với giá cả thích hợp.
- Giải quyết những mâu thuẫn hay xảy ra trong kinh doanh.
- Kết nối các công ty với người dùng và hiểu rõ được bản chất của vấn đề.
Đàm phán có thể diễn ra với mục đích là để thảo luận những mối quan tâm chung. Từ đó đưa ra kết luận cuối cùng hay giải quyết mâu thuẫn xảy ra giữa các bên.
Xem thêm: Kỹ nằng đưa ra quyết định cho công việc của bản thân
3. Top 10 kỹ năng đàm phán hiệu quả trong kinh doanh
Kỹ năng đàm phán – Không thương lượng quá nhiều
Không thương lượng quá nhiều là 1 trong các bí quyết cần nắm để cuộc đàm phán thành công. Nếu bạn là người mua, thì nên suy xét ngân sách, các nhận xét chất lượng của sản phẩm và quyết định chi trả bao nhiêu cho người bán. Cố gắng rút ngắn thời gian thương lượng xuống mức thấp nhất, mức độ hiệu quả của cuộc đàm phán tùy thuộc vào sự quyết đoán của bạn. Nếu bạn là người bán, bạn cần hiểu rõ giá trị sản phẩm của mình để thuyết phục người mua. Không nói quá nhiều để tránh làm mất thời gian của hai bên.
Không tự hạ thấp giá trị sản phẩm
Nếu bạn là người bán, tuyệt đối không hạ thấp giá trị sản phẩm, dịch vụ của mình. Bạn có thể đưa ra mức giá mà mình muốn. Nếu bạn là người mua, thì không nên vội vàng nghĩ tới việc trả giá. Bạn có thể nói ra mức giá mà mình có thể chi trả và mua sản phẩm, dịch vụ với giá tiền hợp lý.
Không nên đưa ra lời đề nghị trước
Không nên đưa ra lời đề nghị trước là một trong những kỹ năng đàm phán vô cùng hiệu quả. Vì nếu đối phương đưa ra lời đề nghị trước thì họ sẽ ít khi tự hạ thấp giá trị sản phẩm của họ. Thế nên, bạn đừng vội vàng đồng ý lời đề nghị của đối tác. Trước hết bạn nên chờ đối tác của mình đưa ra lời đề nghị trước. Sau đó, bàn bạc lại với nhau để có được giá cả tốt hơn so với giá lúc đầu.
Không nên đồng ý với đề nghị ban đầu
Kỹ năng quan trọng kế tiếp trong đàm phán là bạn không nên đồng ý với lời đề nghị ban đầu. Vì nếu bạn làm việc với người cảm tính thì có thể họ sẽ nói thẳng điều họ muốn. Nhưng điều này không có lợi nhiều với bạn mà chỉ có lợi cho đối tác.
Nếu bạn đàm phán với nhà đàm phán chuyên nghiệp thì sẽ khiến bạn dễ bị lung lay. Đa số, lời đề nghị thứ 2 luôn sẽ có chọn lựa tốt hơn cho bạn. Cũng có thể không giảm bớt giá tiền nhưng chắc chắn sẽ đem lại nhiều ích lợi hơn cho doanh nghiệp của bạn.
Biết lắng nghe
Kỹ năng lắng nghe là một trong những kỹ năng khá quan trọng khi giao tiếp với người khác. Tỷ lệ 20/80 cho biết rằng, trong tổng thời gian làm việc của một người chỉ nên dùng 20% cho miệng và dùng cho tai và mắt là 80%. Nghĩa là, nếu như bạn dùng nhiều hơn 20% tức là bạn đã nói quá nhiều.
Điều này sẽ khiến bạn vi phạm các quy tắc trên của kỹ năng đàm phán. Vì vậy, hãy cố gắng lắng nghe người khác nhiều hơn để giảm thiểu sai lầm. Bên cạnh đó bạn cũng nên học cách tiếp thu ý kiến của những người khác.
Kỹ năng đàm phán – Không ai cho không ai cái gì
Mọi việc trong cuộc sống đều phải theo quy luật “có qua có lại”. Và việc đàm phán trong kinh doanh cũng không ngoại lệ. Nếu ai đó muốn xin bạn một thứ gì thì họ phải trả lại cho bạn bằng một thứ khác theo một cách gì đó.
Có hai nguyên tắc bạn nên nhớ kỹ và áp dụng vào thực tế cuộc sống. Đó là:
- Khi bạn đã tặng ai đó một món quà thì sẽ có lần thứ hai, lần thứ ba. Ví dụ nếu ở lần mua đầu tiên mà người bán bán hàng với mức giá ưu đãi 10%/ đơn hàng. Vậy ở lần mua sau người này sẽ có suy nghĩ là sẽ được giảm giá giống như vậy.
- Khách hàng thường sẽ có xu hướng là “được voi đòi tiên”. Nếu được tặng quà trong lần mua đầu tiên thì ở những lần mua tiếp theo họ sẽ đòi giảm giá.
Bán hàng từng phần
Đây là chiến thuật bán hàng chia nhỏ từng bộ phận của sản phẩm để báo giá. Phương pháp này giúp khách hàng bị sao lãng và không để ý tới tổng giá trị của sản phẩm. Vì vậy, bạn nên thuyết phục khách hàng về những lợi ích mà họ đạt được khi sử dụng chung 1 chương trình.
Ưu điểm lớn nhất từ việc áp dụng phương pháp này là bạn sẽ có được đơn hàng bất ngờ. Hơn nữa, khách hàng cũng sẽ cảm thấy thoải mái hơn.
Đừng để bản thân hối hận
Sau khi hoàn thành buổi giao dịch, có nhiều người sẽ tự đặt ra cho mình những câu hỏi cho mình “Nếu sử dụng phương pháp khác thì sẽ có kết quả tốt hơn không?”. Vì vậy, để tránh những sai lầm không nên có, bạn nên đặt ra cho mình 3 câu hỏi như sau:
- Nếu như mình nhượng bộ cho đối phương thì mình sẽ bị ảnh hưởng ra sao?
- Khoản nhượng bộ này sẽ có giá trị ra sao bên phía đối tác?
- Bạn muốn được đổi lại bằng thứ gì khác nếu biết lợi ích mà đối phương sẽ được hưởng từ đó.
Đây là 3 câu hỏi thông thường mà bạn cần phải trả lời trước khi kết thúc buổi đàm phán để không khiến bản thân phải hối hận.
Đừng quá vội vàng
Mỗi cuộc đàm phán thường sẽ có thời gian và tốc độ nhất định. Nếu cuộc đàm phán của bạn kết thúc quá nhanh thì bạn sẽ không có được những kết quả như mong. Trong trường hợp đối phương thay đổi tốc độ của buổi họp một cách bất thường thì sẽ do những nguyên nhân như:
- Đối phương thấy được lợi ích nào đó
- Đối phương tìm ra sơ hở của bản hợp đồng và có ý định kết thúc buổi đàm phán nhanh hơn.
Nếu nhận thấy đối phương thay đổi bất thường trong buổi đàm phán thì nguyên nhân có thể là do họ đã nhìn ra và lợi dụng sự không cẩn thận của bạn. Vì vậy, bạn phải thật bình tĩnh và suy nghĩ thấu đáo để giải quyết.
Đừng nói giá vốn
Không nói mức giá vốn là một trong những kỹ năng vô cùng thiết yếu trong quá trình đàm phán. Quan trọng nhất là không được nói mức giá vốn và lợi nhuận mà bạn nhận được từ đơn hàng cho đối phương biết. Vì nếu bạn nói ra vấn đề này thì cục diện của buổi đàm phán sẽ có thể đi theo một hướng tiêu cực.
Lời kết
Kỹ năng đàm phán là một trong những kỹ năng quan trọng và rất cần thiết trong kinh doanh. Hiểu rõ và nắm vững được kỹ năng đàm phán sẽ giúp ích rất nhiều trong công việc của bạn. Hơn nữa, nó còn giúp đem lại những thành công nổi bật cho bạn và công ty.
Dương Cảm – Tổng hợp, Chỉnh sửa
(Nguồn tham khảo: jobsgo.vn, vn.got-it.ai, pms.edu.vn)