Bạn đang nuôi ước mơ được làm việc trong môi trường năng động, mức lương hấp dẫn cùng nhiều cơ hội cạnh tranh thì lĩnh vực kinh doanh quốc tế là một lựa chọn không thể bỏ qua. Tuy nhiên, trước khi quyết định gắn bó với nghề, bạn phải xác định rõ mình có phù hợp với ngành Kinh doanh quốc tế không? Kinh doanh quốc tế là gì? Ngành Kinh doanh quốc tế học những gì?.
Ngành kinh doanh quốc tế là gì?
Kinh doanh quốc tế (International business) là toàn bộ các hoạt động giao dịch, kinh doanh được thực hiện giữa các quốc gia. Đây là một lĩnh vực năng động, mang tính toàn cầu thuộc nhóm ngành kinh doanh. Hiện lĩnh vực kinh doanh quốc tế đã có sự bùng nổ và ngày càng lan rộng với phạm vi toàn cầu. Vì vậy, nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao đối với ngành này cũng ngày càng tăng cao.

>>>xem thêm Bật mí các bí quyết kinh doanh cafe trăm trận trăm thắng
Ngành Kinh doanh quốc tế học những gì?
Học ngành Kinh doanh quốc tế, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức nền tảng về, luật và môi trường , quản trị nguồn nhân lực quốc tế, hoạt động hậu cần và xuất- nhập khẩu, nghiên cứu thị trường, xây dựng chương trình truyền thông và hệ thống phân phối quốc tế, kỹ năng giao tiếp và đàm phán quốc tế, cùng nghiệp vụ về thanh toán quốc tế, bảo hiểm ngoại thương, cách thức xâm nhập thị trường nước ngoài…
Khi chọn ngành kinh doanh quốc tế
Sinh viên có cơ hội tiếp cận các môn học bổ ích và thú vị như:, Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, Đầu tư quốc tế, Tài chính quốc tế, Rủi ro và bảo hiểm
Bên cạnh ngành kinh doanh quốc tế
Kinh doanh quốc tế cũng giúp sinh viên tạo được nền tảng về quản trị, các vấn đề tổng quan và chuyên sâu về thương mại, các chính sách kinh tế đối ngoại chủ yếu hiện nay liên quan đến vấn đề chống bán phá giá , tranh chấp trong thương mại, cách thức xâm nhập thị trường nước ngoài, đặc điểm phát triển kinh tế thế giới trong xu hướng toàn cầu hóa, những vấn đề về hội nhập kinh tế, đầu tư quốc tế tại Việt Nam,…
Ngoài ra
Ở một số trường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó có Trường Đại học Kinh tế – Tài chính thành phố Hồ Chí Minh (UEF) còn chú trọng đến đào tạo tiếng Anh, kỹ năng mềm: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng đàm phán – thương lượng,… nhằm đảm bảo cho sinh viên kiến thức nghề nghiệp vững vàng, trong một nền kinh tế hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay.
>>>Xem thêm :Cách Rèn Luyện Kỹ Năng Quản Lý Thời Gian Trong Kinh Doanh
Tốt nghiệp ngành Kinh doanh quốc tế ra trường làm gì?
Để tự tin nắm bắt cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn của ngành, song song với kiên thức chuyên ngành, việc trang bị thêm những kỹ năng nghề nghiệp và những kỹ năng mềm là một yêu cầu không thể thiếu đối với sinh viên ngành.
Theo khảo sát
Tại Việt Nam mức thu nhập trung bình của ngành Kinh doanh quốc tế dao động từ 6 – 9 triệu/tháng đối với nhân viên và từ 20 – 40 triệu/tháng đối với cấp quản lý. Ở Úc, con số này tăng lên 50,000 – 65,000 AUD/năm cho nhân viên và 75,000 – 135,000 AUD/năm cho cấp quản lý – Thông tin từ Payscale.com. Ngành là một ngành học còn rất mới mẻ, chỉ mới xuất hiện trong một vài năm gần đây ở một số trường đại học và trong đó có Đại học HUTECH tuyển sinh năm 2019 thu hút một lượng lớn quan tâm từ phụ huynh và các em học sinh.
Sau khi tốt nghiệp ngành Kinh doanh quốc tế, các bạn có thể làm các công việc như:
- Chuyên viên kinh doanh, xuất nhập khẩu của các đơn vị sản xuất kinh doanh, các công ty thương mại, công ty xuất nhập khẩu, văn phòng đại diện, đại lý vận tải tàu biển, hàng không, bảo hiểm, ngân hàng…
- Nhân viên, trợ lý xuất nhập khẩu, thăng tiến trở thành nhà quản lý xuất nhập khẩu hay lãnh đạo tại các công ty nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực.
- Giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng có đào tạo về quản trị và kinh doanh.
Các chuyên ngành của ngành kinh doanh quốc tế
Một ngành khá rộng. Do đó, để xác định được nghề nghiệp tương lai, sinh viên cần biết mình sẽ hoạt động trong một lĩnh vực chuyên ngành cụ thể nào thuộc ngành.

Ngành xuất nhập khẩu
Trên thực tế, từ năm 2016, rất nhiều các hiệp định kinh tế được ký kết đã tiếp tục thúc đẩy nền kinh tế của Việt Nam tăng trưởng vượt trội. Cùng với đó là sự phát triển của ngành xuất nhập khẩu.
Khi hàng hóa từ nước ngoài xâm nhập vào thị trường Việt Nam và hàng hóa Việt Nam xuất khẩu ra thị trường nước ngoài thì nhu cầu nhân lực ngành xuất nhập khẩu ngày càng tăng cao. Với sinh viên ngành nếu bạn có thêm chứng chỉ ngoại ngữ và nghiệp vụ xuất nhập khẩu thì cơ hội theo đuổi ngành nghề này sẽ cao hơn.
Ngành Logistic
Đi liền với sự phát triển của ngành xuất nhập khẩu chính là sự tăng trưởng của lĩnh vực logistic/ hậu cần. Công việc của ngành logistic là xử lý các quy trình khép kín từ lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát hàng hóa cho đến nơi tiêu thụ cuối cùng là người tiêu dùng. Nhờ có sự bùng nổ của công nghệ thông tin, việc mua sắm trực tuyến đang ngày càng phổ biến, đòi hỏi ngành logistic/ hậu cần phải phát triển hơn bao giờ hết.
Bài viết trên đã cho các bạn biết về Kinh doanh quốc tế. Cảm ơn các bạn đã xem qua bài viết của mình nhé.
>>Xem thêm :Phễu Marketing là gì? Các bước xây dựng phễu Marketing hiệu quả
Lộc Đạt-tổng hợp
Tham khảo ( hutech, jobsgo, … )