Đại lý là đơn vị được doanh nghiệp ủy quyền để bán sản phẩm cho khách hàng. Bạn muốn hiểu rõ hơn khái niệm đại lý là gì thì đọc tiếp nhé! Cùng tìm hiểu về đại lý doanh nghiệp qua bài viết dưới đây nhé.
Đại lý doanh nghiệp là gì?

Đại lý doanh nghiệp hiểu một cách đơn giản thì đại lý là đại diện bán hàng cho doanh nghiệp. Họ là cầu nối, là người trung gian giữa doanh nghiệp sản xuất và người tiêu dùng. Doanh nghiệp sẽ thỏa thuận và cho phép đại lý nhân danh mình để bán các mặt hàng cho người tiêu dùng. Các đại lý sẽ được phía doanh nghiệp trả một khoản thù lao thích đáng.
>>>Xem thêm: Thu mua phế liệu nhôm giá cao tại Bình Dương
Ví dụ về đại lý doanh nghiệp
Honda cho phép một cá nhân/đơn vị trở thành đại lý phân phối các dòng xe của hãng ở 1 số khu vực như Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh chẳng hạn. Hoặc Vietnam Airlines cho phép một số cá nhân trở thành đại lý của mình, họ có nhiệm vụ bán vé máy bay cho các khách hàng.
Các loại hình đại lý và đặc điểm của chúng
Sau khi đã nắm được đại lý là gì, bạn hãy cùng chúng tôi đào sâu tìm hiểu về các loại hình đại lý và đặc điểm của từng loại nhé!
Các loại hình đại lý
3 loại hình đại lý được chính thức công nhận, đó là:
- Đại lý bao tiêu: Đây là hình thức đại lý mà phía đại lý phải thực hiện mua/bán trọn vẹn 1 khối lượng hàng hoá nhất định hoặc cung ứng 1 loại dịch vụ theo đúng như phía doanh nghiệp yêu cầu.
- Đại lý độc quyền: Là loại đại lý độc nhất vô nhị tại 1 khu vực địa lý nhất định. Họ là đơn vị duy nhất ở khu vực ấy được phía doanh nghiệp trao cho quyền mua/bán hoặc cung ứng 1 hoặc 1 vài loại hàng hóa/dịch vụ nhất định.
- Tổng đại lý mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ: Với hình thức này, phía đại lý sẽ tạo dựng lên 1 hệ thống đại lý trực thuộc họ để phục vụ cho mục đích mua/bán hoặc cung ứng hàng hoá,/dịch vụ cho phía doanh nghiệp.
Ngoài các hình thức đại lý phía trên, pháp luật Việt Nam còn cho phép các cá nhân/đơn vị tạo ra một số hình thức đại lý khác nữa như: đại lý hoa hồng hay đại lý đảm bảo thanh toán…
>>>xem thêm: Bỏ Túi Các Nguyên Tắc Trong Giao Tiếp
Đặc điểm của các loại hình đại lý

+ Đại lý bao tiêu
Đại lý doanh nghiệp với loại hình đại lý bao tiêu, phía doanh nghiệp cung ứng hàng hóa sẽ ấn định mức giá giao hàng cho đại lý nhưng đại lý lại có quyền quyết định mức giá bán hàng hóa/dịch vụ. Bên cạnh đó, quyền quyết định giá bán hàng hóa/dịch vụ có thể thuộc về phía doanh nghiệp hoặc phía đại lý, tùy theo sự thỏa thuận của 2 bên.
Thù lao dành cho đại lý chính là khoản tiền ăn chênh lệch giữa giá mua/bán trong thực tế và giá mua/bán mà phía doanh nghiệp quy định.
+ Đại lý độc quyền
Đại lý độc quyền là đơn vị duy nhất trong cả 1 khu vực địa lý cung ứng 1 số loại mặt hàng nhất định, vì vậy họ bị giới hạn về mặt phạm vi kinh doanh. Họ chỉ có thể mua/bán hoặc cung ứng 1 vài loại hàng hóa/dịch vụ nhất định và họ cũng là đơn vị duy nhất được phép phân phối hàng hóa/dịch vụ của doanh nghiệp đã ủy quyền cho họ.
+ Tổng đại lý
Tổng đại lý 1 tổ hợp bao gồm nhiều đại lý nhỏ trực thuộc. Cả tổng đại lý và các đại lý trực thuộc đều sẽ thực hiện nhiệm vụ mua/bán hoặc cung cúng hàng hóa/dịch vụ. Tổng đại lý có tư cách pháp nhân và sẽ là người đại diện về mặt pháp lý cho các đại lý trực thuộc.
Về hình thức của hợp đồng
Quan hệ đại lý thương mại được xác lập bằng hợp đồng. Hợp đồng đại lý được giao kết giữa thương nhận giao đại lý và thương nhân làm đại lý. Hợp đồng đại lý phải được giao kết bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Về đối tượng

Hợp đồng đại lý thương mại cũng là một hợp đồng dịch vụ nên đối tượng của hợp đồng đại lý là công việc mua bán hàng hóa hoặc công việc cung ứng dịch vụ của bên đại lý cho bên giao đại lý.
Bài viết trên đã cho các bạn biết về Đại lý doanh nghiệp. Cảm ơn các bạn đã xem qua bài viết của mình nhé.
>>Xem thêm :Những kỹ năng văn phòng cần thiết
Lộc Đat-tổng hợp
Tham khảo ( news.timviec, lawkey, … )
Discussion about this post