- 1. 1. Định nghĩa về tính kỷ luật
- 2. 2. Vai trò của tính kỷ luật
- 3. 3. Phương pháp rèn luyện tính kỷ luật
- 3.1. Từ chối các cám dỗ
- 3.2. Rèn luyện tính kỷ luật theo phương châm “chậm nhưng chắc”
- 3.3. Tạo thói quen rèn luyện tính kỷ luật cho bản thân
- 3.4. Rèn luyện cách quản lý thời gian
- 3.5. Lên kế hoạch cho việc học tập và công việc hàng ngày là cách để rèn luyện tính kỷ luật
- 3.6. Để bản thân được thư giãn và nghỉ ngơi
- 4. 4. Đặc điểm của người sống kỷ luật
- 4.1. Có ý thức
- 4.2. Quyết tâm áp dụng kỷ luật
- 4.3. Can đảm để đổi lấy những thứ tốt đẹp hơn
- 5. Lời kết
Tính kỷ luật là một trong những kỹ năng vô cùng cần thiết trong công việc và cuộc sống. Nếu rèn luyện được tính kỷ luật tốt sẽ giúp bạn hoàn thành mọi công việc một cách dễ dàng. Vậy tính kỷ luật là gì? Những phương pháp nào giúp rèn luyện tính kỷ luật một cách hiệu quả. Hãy cùng winerp.com.vn tìm hiểu qua bài viết sau đây.
1. Định nghĩa về tính kỷ luật
Tính kỷ luật là tính cách của một người sau quá trình phấn đấu, rèn luyện, tuân theo các khuôn khổ, nguyên tắc hoạt động của cơ quan, tổ chức.
Tính kỷ luật của một cá nhân được thể hiện qua các vấn đề:
- Có khả năng làm chủ tất cả hành vi nhận thức của mình theo khuôn khổ, mà không chịu chi phối từ bất cứ cá nhân nào bên ngoài.
- Người có tính kỷ luật sẽ tự đề ra các mục tiêu cho mình để phấn đấu, cố gắng và vươn lên dựa trên các quy định kỷ luật đó.
- Tính kỷ luật thể hiện ở việc ý chí kiên định, dù gặp gian nan, khó khăn, cũng quyết làm việc, sống theo kỷ luật, chứ không chọn con đường sai trái, đường tắt.
- Tính kỷ luật thể hiện từ các hành động nhỏ nhặt trong cuộc sống hàng ngày, dù chỉ là các chi tiết nhỏ nhưng không bao giờ vượt quá quy định kỷ luật.
- Tính kỷ luật của một người không phải chỉ sự cứng nhắc, áp dụng một cách máy móc, mà từ những quy định kỷ luật đó tạo ra các sáng tạo, thực hiện mọi việc vì mục tiêu tốt nhất.
- Luôn tuân theo các quy định của pháp luật và nhà nước.
2. Vai trò của tính kỷ luật
Tính kỷ luật có thể giúp cho bạn:
- Tránh được cung cách hành xử vội vã và thiếu cân nhắc.
- Giữ được lời hứa với bản thân và người khác.
- Khắc phục được thói quen trì hoãn và lười biếng.
- Thực hiện những dự án đến cuối cùng, ngay cả khi nhiệt huyết ban đầu của bạn đã giảm sút.
- Đi bơi, tập thể dục thể thao,…cho dù bạn đang cảm thấy lười biếng.
- Bám sát theo kế hoạch ăn kiêng của mình.
- Dậy sớm vào buổi sáng.
- Hạn chế những thói quen chơi game, xem TV hay dùng mạng xã hội quá nhiều.
- Đọc sách và hoàn thành các cuốn sách bạn đã đọc.
- Thiền định dễ dàng hơn.
Xem thêm: Top 6 cách rèn luyện kỹ năng tự học
3. Phương pháp rèn luyện tính kỷ luật
Để rèn luyện tính kỷ luật, bạn cần phải vô cùng kiên nhẫn. Những cách thức rèn luyện tính kỷ luật dưới đây sẽ giúp cho bạn loại bỏ được các thói quen xấu trong cuộc sống và thay vào đó là các thói quen tốt, hoàn thiện bản thân và cuộc sống của bạn.
Từ chối các cám dỗ
Từ chối các cám dỗ là điều quan trọng nhất để rèn luyện tính kỷ luật. Bạn cần phải học cách loại bỏ các cám dỗ xung quanh.
Để có thể loại bỏ được chúng, bạn có thể tập thiền hay Yoga. Hai phương pháp này sẽ giúp cho bạn có được sự tập trung cao độ và còn đem đến lợi ích cho bạn về mặt sức khỏe.
Rèn luyện tính kỷ luật theo phương châm “chậm nhưng chắc”
“Dục tốc thì bất đạt”. Làm bất cứ một việc gì nếu như muốn thành công thì chúng ta cần phải có một khoảng thời gian cố định. Rèn luyện tính kỷ luật cũng không phải là trường hợp ngoại lệ.
Chúng ta không cần phải vội vàng mà nên rèn luyện hàng ngày. Có thể hôm nay việc rèn luyện tính kỷ luật không được như mong muốn của bạn, không nên vội vàng nản chí, việc luyện tập cần phải có thời gian. Nếu như bạn quyết tâm với việc rèn luyện này, chắc chắn sau một khoảng thời gian, bạn sẽ chinh phục được kỹ năng này.
Tạo thói quen rèn luyện tính kỷ luật cho bản thân
Không có một cách nào tốt hơn là TẠO THÓI QUEN hàng ngày cho bản thân để giúp rèn luyện tính kỷ luật.
Ví dụ, khi bạn muốn đọc sách mỗi ngày để phát triển bản thân. Nhưng đa số mọi người đều không làm được nếu như chỉ dựa vào ý chí. Sự tùy hứng của bản thân sẽ giết chết những kỷ luật mà bạn đặt ra. Vậy, bạn cần làm gì trong trường hợp này?
Đầu tiên, nên quy định việc đọc sách vào một khung giờ cố định hàng ngày. Nhằm tránh quên hãy lên lịch, thậm chí đặt thông báo trên điện thoại để thực hiện việc này. Hành động đọc sách và không xen lẫn bất cứ lý trí nào vào việc này, hãy đọc sách chỉ đơn giản là vì bạn cần phải làm điều đó. Dần dần, đọc sách sẽ là một thói quen hàng ngày của bạn.
Tiếp tục với các kỷ luật khác, bạn có thể tạo ra thói quen rèn luyện sức khỏe, chơi thể thao mỗi ngày, làm việc tập trung và năng suất cho dù bạn có muốn làm hay không… hãy biến chúng trở thành thói quen của bạn, cũng tương tự như việc mỗi ngày bạn đều phải tắm, mỗi ngày bạn thức dậy thì phải đánh răng,…
Không có một thế lực hay phép màu nào ép buộc bản thân bạn làm điều mà bạn không muốn một cách dài lâu. Chỉ khi bạn biến chúng thành sở thích và thói quen hàng ngày thì kỷ luật sẽ trở nên vô cùng đơn giản với bạn. Khi đã rèn được tính kỷ luật thì thành công trong công việc và sự nghiệp sẽ là điều hiển nhiên.
Rèn luyện cách quản lý thời gian
Quản lý thời gian có thể là một công việc vô cùng vất vả. Hãy tự hỏi, nếu như bạn không quản lý được bản thân, thì làm thế nào bạn quản lý được thời gian?
Khi bạn kiểm soát được công việc, bạn xây dựng được ý thức tự giác thì bạn sẽ hình thành được cách để quản lý thời gian, giúp bạn xây dựng lòng tự tin.
Khi bạn chuẩn bị bắt đầu ngày làm việc của mình, bạn nên dành ra vài phút để ghi ra giấy các công việc mà bạn cần phải làm trong ngày hôm ấy.
Lên kế hoạch cho việc học tập và công việc hàng ngày là cách để rèn luyện tính kỷ luật
- Lên danh sách các công việc cần ưu tiên.
- Bắt đầu làm những công việc quan trọng nhất trước.
- Hãy thử duy trì như thế trong vài ngày, để thấy được thói quen sẽ giúp ích cho bạn như thế nào
- Thói quen sẽ được hình thành theo thời gian. Còn việc mất bao nhiêu thời gian là tùy thuộc vào bạn và thói quen của bạn.
Khi bạn hình dung rõ được việc mà bạn muốn đạt được trong ngày, thì khả năng hoàn thành các công việc đó của bạn sẽ rất cao. Viết hay phác thảo ra một ngày làm việc sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều.
- Đừng nên nản chí, đừng để thử thách khiến bạn chùn bước.
- Nếu bạn thất bại, hãy nên nhớ rằng điều đó là hết sức bình thường.
- Nghỉ ngơi một chút sau đó lại đối đầu với các thử thách đó.
Để bản thân được thư giãn và nghỉ ngơi
Thực chất kỷ luật không phải là bạn phải rập khuôn một cách quá cứng nhắc. Nếu như bạn quá cứng nhắc với bản thân, lâu dần sẽ làm cho chính bản thân bạn cảm thấy chán nản và mệt mỏi. Do đó, bạn nên dành thời gian để yêu bản thân và chăm sóc cho bản thân nhiều hơn hơn. Bạn nên tự thưởng cho bản thân những thứ mình thích để bản thân cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn khi rèn luyện.
Xem thêm: Kỹ năng mềm là gì ? Các kỹ năng mềm cần thiết trong việc hàng ngày của bạn
4. Đặc điểm của người sống kỷ luật
Có ý thức
Ý thức là thứ mà bất kỳ ai cũng cần nên có, khi hoạt động tập thể thì chúng ta phải luôn suy nghĩ và tự giác thực hiện theo các quy định chung. Nếu như bạn không xây dựng cho mình tính kỷ luật thì bạn sẽ thấy chính bản thân bạn vô nghĩa và vô kỷ luật
Quyết tâm áp dụng kỷ luật
Tự bản thân mình vạch ra các điều cần phải làm và nhất định hoàn thành được thì chắc chắn đó sẽ là mục tiêu. Hạn chế làm cho bản thân trở nên mất đi giá trị và độ tin tưởng của người khác.
Can đảm để đổi lấy những thứ tốt đẹp hơn
Để rèn luyện cho mình tính kỷ luật không phải là điều đơn giản. Bạn cần phải có đủ lập trường để từ chối mọi cám dỗ xung quanh và những điều bạn yêu thích. Xây dựng lòng can đảm để có thể đối mặt với những thử thách, mệt mỏi và khó chịu xảy ra xung quanh.
Lời kết
Kỹ năng mềm là một trong những yếu tố cần thiết giúp bạn thành công hơn trong công việc và cuộc sống. Đặc biệt là tính kỷ luật. Nếu có những phương pháp tốt để rèn luyện tính kỷ luật thì sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và hoàn thành công việc một cách hoàn hảo. Hy vọng với những thông tin trên đây có thể giúp bạn hiểu rõ tính kỷ luật là gì và tìm ra cho mình những cách thức rèn luyện tính kỷ luật phù hợp với bản thân.
Dương Cảm – Tổng hợp, Chỉnh sửa
(Nguồn tham khảo: diaoc5sao.vn, noron.vn, viecmarketing24.com)