Thu hút và giữ chân những nhân viên có đủ tiêu chuẩn nhất và sắp xếp những công việc thích hợp nhất với họ là một điều hết sức quan trọng đối với bất kỳ một tổ chức nào. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp quá lớn không thể cho phép sự liên hệ gần gũi giữa cấp lãnh đạo cao nhất của công ty với nhân viên được. Và khi đó, nhân viên quản lý nhân sự sẽ có nhiệm vụ làm cầu nối cho vấn đề này. Vậy quản lý nhân sự là gì.
Quản lý nhân sự là gì ?
Quản lý nhân sự là gì? Hay còn gọi là quản lý nguồn nhân lực cho một công ty, doanh nghiệp.
Việc quản lý nguồn nhân lực bắt nguồn từ việc dẫn dắt các hoạt động và mục tiêu làm việc. Người làm công việc quản lý nhân sự sẽ chịu trách nhiệm phát triển các quy trình và hỗ trợ nhằm giúp các tổ chức, doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh.
Bên cạnh đó, người quản lý nhân sự còn có nhiệm vụ thu hút và giữ chân các nhân viên đạt tiêu chuẩn cũng như sắp xếp công việc phù hợp với khả năng của họ. Điều này vô cùng quan trọng với bất kỳ công ty, doanh nghiệp nào.
Vậy cuối cùng, quản lý nhân sự là gì ? Đó chính là người khai thác và sử dụng nguồn nhân lực trong một công ty, doanh nghiệp sao cho hợp lý và hiệu quả nhất.
Quản lý nhân sự là công việc quan trọng cần có trong mọi lĩnh vực chứ không chỉ riêng gì kinh doanh.
Vai trò của quản lý nhân sự
- Bộ phận nhân sự là chiếc cầu nối giữa người lao động và người sử dụng lao động. Đây là bộ phận đảm bảo các yêu cầu về luật pháp được áp dụng một cách đúng đắn cũng như phát triển được nhân lực của nhân viên để hoàn thành được yêu cầu về mặt kinh doanh. Làm tốt công việc này, nghĩa là bạn đã làm tốt việc bảo vệ quyền lợi của cả hai bên.
- Hơn thế nữa, quản lý nhân sự còn tạo ra lợi thế cân bằng giữa người lao động và người sử dụng lao động.
- Quản lý nhân sự ngày càng trở nên quan trọng khi “con người” được xem là nhân tố then chốt trong chiến lược phát triển của các công ty.
- Những ứng viên thực thụ trong nghề quản trị nhân sự luôn “cao giá” và khan hiếm dù ở bất cứ thời điểm nào.
Nghề nhân sự làm việc với con người, đối tượng khó khăn nhất, phong phú nhất và cũng rộng lớn nhất “biết người, biết mặt, khó biết lòng” và cũng bởi nghề này được tiếp xúc với nhiều người, quen nhiều, biết nhiều. Nghề này còn có đặc thù so với các nghề khác với những yêu cầu đặc biệt.
Chúng tôi có một bài viết rất chi tiết về vai trò của quản lý nhân sự trong doanh nghiệp. Mời các bạn xem để có cái nhìn cụ thể hơn.
Xem thêm: Phí trước bạ xe máy là gì? Hiểu như thế nào về phí trước bạ xe máy?
Những điều kiện để thành công trong nghề quản lý nhân sự là gì
Khi đất nước bước vào giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế như ngày nay, quản lý nhân sự đang trở thành một trong những ngành hấp dẫn thu hút được nhiều nhân tài. Vậy những yếu tố nào là cần thiết để gia nhập lĩnh vực này?
Chìa khoá dẫn đến thành công trong ngành quản lý nhân sự là khả năng đánh giá và sự suy xét thận trọng. Bạn phải là người đáng tin cậy vì bộ phận quản lý nhân sự là nơi nắm rõ thông tin về nhân viên hơn bất kì bộ phận nào khác.
Ở đây, nguyên tắc bảo mật được đặt lên hàng đầu. Những thông tin mật như nhân viên nào sẽ được thăng chức hay bị sa thải, lương tháng hay bản đánh giá công việc của các nhân viên đều được giữ kín.
Để làm việc được trong lĩnh vực quản lý nhân sự, bạn phải là người của mọi người – cư xử đúng mực và luôn biết lắng nghe. Hàng ngày bạn tiếp xúc với bao con người với từng ấy tính cách khác nhau, nếu không tỏ ra khôn khéo và quảng giao thì có lẽ quản lý nhân sự không phải là mảnh đất thăng hoa của bạn.
Ngoài ra, thấm nhuần văn hoá công ty, thiết lập và duy trì tốt các mối quan hệ, sử dụng và điều phối nhân lực hiệu quả cũng là những yếu tố kết tinh cho con đường phát triển của các nhà quản lý nhân sự.
Kĩ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập cũng là những kĩ năng cần thiết cho nghề quản lý nhân sự.
Quản lý nhân sự là gì ? Và làm thế nào để thành công với nghề nhân sự??
Không chỉ quan trọng trong lĩnh vực quản lý nhân sự nói riêng, các kĩ năng trên cũng là kim chỉ nam dẫn đến thành công trong nhiều ngành nghề khác. Cánh cửa quản lý nhân sự đang rộng mở chờ đón những tài năng không ngại khó và biết đón đầu thách thức.
Ta có thể chia các hoạt động trong quản trị nhân sự ra làm 3 nhóm chính:
1. Hoạt động quản lý Bao gồm các hoạt động thiết kế và tổ chức công việc, hoạch định nguồn nhân lực, lựa chọn và bố trí nhân lực; theo dõi, quản lý công việc.
2. Hoạt động phát triển Bao gồm các hoạt động đào tạo và phát triển nhằm nâng cao năng lực của nhân viên, hỗ trợ xây dựng nguồn nhân lực.
3. Hỗ trợ Bao gồm hoạt động xây dựng chính sách tiền lương, thưởng, chế độ phúc lợi cho người lao động… Như vậy, phòng hành chính nhân sự chịu trách nhiệm đưa ra các chính sách và xây dựng cơ cấu, hệ thống trong việc quản trị nhân sự.
Chính vì có vai trò quan trọng như vậy mà công tác quản lý hành chính – nhân sự có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp. Người làm quản lý hành chính nhân sự tốt sẽ giúp người quản lý doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của yếu tố con người trong hoạt động của doanh nghiệp; giúp nhà quản lý tìm được cách đối xử của người tổ chức với người lao động; giúp nhà quản lý đánh giá được sự thực hiện công việc của nhân viên; xây dựng và quản lý hệ thống thù lao động; thiết lập và áp dụng các chính sách, phụ cấp, bảo hiểm xã hội…
Xem thêm: Truyền thông nội bộ là gì? Làm sao để truyền thông nội bộ đạt hiệu quả?
Nếu còn thắc mắc vấn đề gì trong bài viết trên, vui lòng để lại phản hồi bên dưới. Đội ngũ Winerp.com.vn sẽ tích cực trả lời những phản hồi của các bạn. Chúc các bạn thành công.
Hữu Đệ – Tổng hợp và Edit