Phỏng vấn là quá trình trao đổi giữa ứng viên và nhà tuyển dụng. Hãy đọc bài viết này để hiểu thêm về khái niệm phỏng vấn là gì nhé!
Khái niệm phỏng vấn là gì?

Khái niệm phỏng vấn là gì theo bạn? Đó là quá trình tiếp xúc và trao đổi (hay nói cụ thể hơn là quá trình hỏi và trả lời) giữa nhà tuyển dụng (NTD) và ứng viên, mục đích của nhà tuyển dụng là tìm ra người thích hợp để đảm nhiệm vị trí họ đang tuyển còn mục đích của các ứng viên nghiễm nhiên chính là apply thành công công việc mà họ mong muốn. (Bạn cũng có thể tham khảo khái niệm phỏng vấn là gì trên Wikipedia tại đây).
>>.Xem thêm Quy Trình Triển Khai ERP Thành Công
Quá trình khái niệm phỏng vấn
Khái niệm phỏng vấn luôn đóng một vai trò cực kỳ quan trọng đối với cả nhà tuyển dụng và ứng viên. Phỏng vấn là một khâu đặc biệt quan trọng để NTD đánh giá năng lực ứng viên cụ thể và chính xác nhất. Bên cạnh đó, họ cũng sẽ hiểu rõ hơn về tính cách, kỹ năng giao tiếp, thái độ ứng xử… của từng cá nhân tham gia phỏng vấn; từ đó tìm ra người họ thực sự cần.
Còn đối với các ứng viên
Mỗi một buổi phỏng vấn chính là cơ hội “ngàn vàng” để họ thể hiện bản thân. Họ phải tận dụng hết kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm mà bản thân có để trả lời các câu hỏi của nhà tuyển dụng sao cho vừa chân thực nhưng cũng vừa đủ thông minh, khôn khéo. Chỉ để như vậy, họ mới có thể lọt vào “mắt xanh” của NTD và chạm tay vào công việc họ hằng mơ ước.
Các kiểu phỏng vấn nào thường gặp
Sau khi đã hiểu rõ khái niệm phỏng vấn là gì và tầm quan trọng của việc phỏng vấn là gì thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các kiểu phỏng vấn mà nhà tuyển dụng hay sử dụng nhé! Dưới đây là danh sách cụ thể để bạn tham khảo:

+ Phỏng vấn năng lực là gì?
Mục đích của loại hình phỏng vấn này là để NTD xác định xem các ứng viên của họ có đủ kinh nghiệm và kỹ năng để đảm đương vị trí công việc mà họ đang tuyển hay không. Ở buổi phỏng vấn năng lực, NTD sẽ thường đưa cho ứng viên các câu hỏi như: “Bạn đã có kinh nghiệm ở vị trí tương tự chưa?”, “Bạn có những kỹ năng nào mà bạn cho là thích hợp với vị trí chúng ta đang tuyển?”…
+ Phỏng vấn hành vi là gì?
Phỏng vấn hành vi là loại phỏng vấn thường được sử dụng cho những vị trí công việc không yêu cầu kinh nghiệm. NTD sẽ sàng lọc được ứng viên thích hợp nhất sau khi quan sát năng lực hành vi của họ. Cách kiểm tra của NTD thường là đặt ra các tình huống giả định và hỏi ứng viên cách xử lý để xem họ ứng phó với khó khăn và áp lực như thế nào.
>>>Xem thêm Cách Giúp Bạn Trau Dồi Kỹ Năng Thuyết Trình
+ Phỏng vấn kỹ thuật là gì?
Khái niệm phỏng vấn kỹ thuật là một trong những kĩ năng phỏng vấn khá thú vị và có giá trị thực tiễn rất cao. Nhà tuyển dụng sẽ tìm ra ứng viên thích hợp cho vị trí họ đang tuyển bằng cách đơn giản và trực tiếp nhất đó là cho họ trực tiếp làm thử công việc đó luôn. Nó chính là một bài kiểm tra ngắn về kiến thức, kỹ năng dành cho các ứng viên. Mỗi ứng viên đều thực hiện bài test tương đương nhau và NTD sẽ quyết định ai là người phù hợp nhất.
+ Phỏng vấn hội đồng là gì?
Đây là hình thức phỏng vấn cực kỳ phổ biến hiện nay, nó rất được các doanh nghiệp ưa chuộng và sử dụng. Quá trình phỏng vấn dạng này thường sẽ kéo dài một ngày hoặc một vài ngày tùy vào sự sắp xếp của nhà tuyển dụng. Các ứng viên sẽ được phỏng vấn bởi một hội đồng đánh giá khoảng 4 đến 5 người. Người phỏng vấn ở đây bao gồm cả một nhóm, điều này sẽ giảm tối thiểu những sai sót từ phía NTD và cũng giúp doanh nghiệp có được cái nhìn toàn diện hơn về ứng viên.
Phỏng vấn cá nhân:

+ Phỏng vấn có tiêu chuẩn hóa: Vai trò của điều tra viên chỉ là giải thích sáng tỏ cho người được nghiên cứu về cuộc điều tra đang tiến hành, và đặt câu hỏi dưới dạng nguyên xi như nó đã trình bày từ trước.
* Ưu điểm: Số liệu thu thập có thể so sánh trực tiếp với nhau. Dễ tổng hợp với việc kiểm định giả thuyết.
* Nhược điểm: Yêu cầu theo trình tự gò bó nên ít khi dùng để điều tra về tâm lý. Mặt khác: Đòi hỏi việc xây dựng các câu hỏi, sắp xếp trật tự các câu hỏi, cũng như cách thức tiến hành phải được quy định chặt chẽ.
Bài viết trên đã cho các bạn biết về khái niệm phỏng vấn. Cảm ơn các bạn đã xem qua bài viết của mình nhé.
>>Xem thêm Cách Giúp Bạn Trau Dồi Kỹ Năng Thuyết Trình
Lộc Đạt-tổng hợp
Tham khảo ( timviec365, sites.google, … )