Đánh giá hiệu quả đào tạo là một trong những khâu quan trọng đối với quá trình đào tạo nguồn nhân lực. Đánh giá quá trình đào tạo giúp cho các doanh nghiệp có thể thấy được những kết quả trong công tác đào tạo. Bên cạnh đó, nó còn giúp doanh nghiệp tìm ra những điều còn thiếu sót trong quy trình đào tạo để điều chỉnh cho hợp lý hơn. Hãy cùng winerp.com.vn tìm hiểu về 4 cấp độ đánh giá hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực qua bài viết dưới đây.
1. Thế nào là đánh giá hiệu quả đào tạo
Đánh giá hiệu quả đào tạo của công ty được hiểu là công việc thực hiện so sánh những kết quả đạt được sau khi nhân viên tham gia vào quy trình đào tạo. Việc so sánh khách quan nhất là dựa trên những mục tiêu dự kiến đã được đưa ra trước khi triển khai thực hiện các chương trình đào tạo. Mức độ khó khăn của công tác đánh giá là đòi hỏi cần phải có những thước đo cụ thể về việc học tập, thực hành, áp dụng vào công việc của từng học viên.
Xem thêm: Loại hình đào tạo là gì? Vì sao chúng ta cần hiểu về loại hình đào tạo?
2. Lợi ích của việc đánh giá hiệu quả đào tạo
- Việc đánh giá hiệu quả đào tạo ngày càng trở nên cần thiết vì nó đem đến nhiều ích lợi và giảm thiểu những khoản chi phí không cần thiết cho công ty. Quy trình đánh giá hiệu quả đào tạo giúp cho công ty hạn chế lãng phí tiền bạc, thời gian và công sức đầu tư vào nguồn nhân lực nhưng không mang lại hiệu quả như mong muốn.
- Việc đánh giá hiệu quả của quá trình đào tạo sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp đề ra những quyết định đúng đắn để nâng cao chất lượng và hiệu quả của các chương trình đào tạo. Nhờ vậy, chất lượng nguồn nhân lực sẽ được tăng cao giúp gia tăng hiệu suất, cải thiện hoạt động kinh doanh cho công ty.
Xem thêm: Hướng dẫn Cách thực hiện mẫu kế hoạch đào tạo và huấn luyện nội bộ
3. Bốn cấp độ đánh giá hiệu quả đào tạo
Cấp độ 1: Phản hồi
Mục tiêu của cấp độ phản hồi là nhằm đo lường cảm quan của các người học đối với chương trình đào tạo của công ty. Hình thức để thực hiện cấp độ này là sẽ thông qua những phiếu đánh giá. Những câu hỏi trong phiếu đánh giá thường là về những thông tin liên quan đến khóa học, như: Người học có thích chương trình đào tạo này không? Chương trình này có đem đến hiệu quả tích cực gì không? Khả năng ứng dụng những kiến thức đó vào quy trình làm việc thực tế như thế nào?
Dựa vào phiếu khảo sát, công ty sẽ phát hiện ra những điểm tốt để phát huy hay tìm ra điểm chưa tốt cần khắc phục. Kết quả của phiếu đánh giá cần phải dựa trên nguyên tắc trung thực và chuẩn xác nhất. Công ty có thể dựa vào những phiếu khảo sát để điều chỉnh và phát triển những chương trình đào tạo hiệu quả và thích hợp với học viên.
Cấp độ 2: Học tập
Mức độ lĩnh hội thực tế của người học là yếu tố thiết yếu đem đến hiệu quả cho công việc sau này. Vì thế ở cấp độ này, công ty sẽ thực hiện đo lường những kỹ năng, kiến thức và thái độ của học viên. Hình thức đánh giá ở cấp độ 2 được thiết kế phong phú, đa dạng. Từ bài kiểm tra viết, thuyết trình cho đến thực hành. Kết quả làm bài kiểm tra của người học sẽ thể hiện trực tiếp nhất hiệu quả của khóa đào tạo.
Người đánh giá có thể so sánh kết quả của các bài kiểm tra trước và sau khóa học. Cũng có thể so sánh kết quả các bài kiểm tra của người vừa tham gia khóa học với người chưa tham gia khóa học để có cái nhìn rõ ràng nhất. Cấp độ 2 sẽ cho người học thấy được tính quan trọng và nghiêm túc của khóa học. Nhờ đó, có ý thức tập luyện và cố gắng hơn trong những chương trình đào tạo sau đó.
Cấp độ 3: Hành vi
Thỉnh thoảng, lý thuyết so sánh với thực tế có thể khác nhau một trời một vực. Có thể ở cấp độ 2, người học vượt qua được bài Test với điểm số khá cao. Nhưng việc này không có nghĩa là họ sẽ xử lý tình huống tốt trong thực tế. Trong 4 cấp độ của đánh giá hiệu quả của quá trình đào tạo nguồn nhân lực thì cấp độ 3 là bước thiết yếu và không thể thiếu.
Bình thường sau quy trình đào tạo từ 3-6 tháng thì sẽ là thời điểm phù hợp để học viên áp dụng những gì đã học được vào công việc. Khi đó, công ty có thể tiếp tục tạo những bản khảo sát, và các câu hỏi có trong phiếu khảo sát nên có nội dung hướng tới mục tiêu đánh giá sự thay đổi hành vi của người học sau khi kết thúc khóa học.
Cấp độ 4: Tác động đến công ty
Cấp độ 4 là cấp độ tác động đến công ty hay còn được gọi là phân tích kết quả cuối cùng của chương trình đào tạo. Cấp độ này ít khi được các công ty thực hiện vì quy trình thu thập dữ liệu khá khó khăn. Thông tin dữ liệu đo lường thường sẽ phụ thuộc vào hình thức kinh doanh của công ty. Chẳng hạn như công ty đào tạo về bán hàng thì số liệu đo lường thường sẽ liên quan đến khách hàng tiềm năng, doanh thu, lợi nhuận,…
Xem thêm: Tổng hợp tất cả các hình thức đào tạo mới nhất 2020
4. Quy trình đánh giá hiệu quả đào tạo
Để có thể đánh giá một cách chân thực, khách quan và chính xác nhất kết quả của công tác đào tạo nguồn nhân lực, quy trình đánh giá cần phải trải qua các bước cơ bản bao gồm:
Bước 1: Kiểm tra phản ứng và đánh giá của người học về nội dung và hình thức của các chương trình đào tạo.
- Mức độ cụ thể của việc đo lường và phản ứng sau khóa đào tạo
- Người học có để tâm tới chương trình đào tạo của công ty hay không
- Phản hồi về giảng viên đào tạo
- Người học có đánh giá cao chương trình đào tạo hay không
- Người học có kêu gọi những người khác cùng tham gia hay không
Bước 2: Thực hiện kiểm tra những kiến thức mà người học đã lĩnh hội được trong lúc tham gia đào tạo
Bước này là một trong những bước quan trọng để đánh giá được hiệu quả của quá trình đào tạo nguồn nhân lực. Sau khi thực hiện bước này sẽ có thể biết được người học đã lĩnh hội được bao nhiêu kiến thức cần thiết.
Bước 3: Ứng dụng những kiến thức đã được đào tạo vào thực tế để đánh giá được quá trình đào tạo có đạt được kết quả như mong đợi hay không?
Ở bước này, những người đào tạo có thể thông qua hiệu suất làm việc của nhân viên để đánh giá quá trình đào tạo đã phù hợp hay chưa?
Bước 4: Đo lường kết quả đào tạo của đội ngũ nhân viên, từ đó rút ra kinh nghiệm cho những khóa đào tạo sau này.
Lời kết
Với những thông tin về đánh giá hiệu quả đào tạo và các cấp độ của quy trình đánh giá hiệu quả đào tạo trên đây, winerp.com.vn hy vọng có thể đem lại những thông tin thật sự hữu ích đối với bộ phận nhân sự của các doanh nghiệp. Giúp các doanh nghiệp có thể xây dựng cho mình những chương trình đào tạo hiệu quả. Xây dựng được đội ngũ nhân sự chất lượng cho công ty.
Dương Cảm – Tổng hợp, Chỉnh sửa
(Nguồn tham khảo: des.vn, edunow.vn, daotaonoibo.vn)