Chiến lược tuyển dụng nhân sự là một trong những chiến lược quan trọng đối với sự phát triển của các doanh nghiệp. Để có được một đội ngũ nhân sự tốt và đóng góp cho sự thành công và phát triển của công ty, đội ngũ nhân sự nên xây dựng cho công ty những chiến lược tuyển dụng thật hoàn hảo. Hãy cùng winerp.com.vn tìm hiểu về top 10 chiến lược tuyển dụng nhân sự hiệu quả nhất hiện nay.
1. Khái niệm chiến lược tuyển dụng nhân sự
Chiến lược tuyển dụng nhân sự là một chiến lược chức năng thiết yếu giúp thực hiện hiệu quả chiến lược phát triển của công ty. Việc thiết lập và triển khai chiến lược tuyển dụng nhân sự thể hiện quan điểm đầu tư vào nguồn nhân lực của một công ty. Quy trình xây dựng chiến lược tuyển dụng nhân sự có thể chỉ là một hoạt động trong dự án hoạch định chiến lược phát triển của công ty. Bên cạnh đó, nó cũng cũng có thể là một dự án/hoạt động riêng lẻ.
Có nhiều cách tiếp cận chiến lược tuyển dụng nhân sự. Nhằm phục vụ cho việc xác định quá trình và công cụ xây dựng chiến lược nhân sự, chiến lược tuyển dụng nhân sự được hiểu là một hệ thống những chính sách và hoạt động nguồn nhân lực được thiết kế dành riêng cho các nhóm nguồn nhân lực hay nhóm công việc nhất định trong công ty với mục tiêu đáp ứng và thực hiện các mục đích chiến lược cũng như hiệu quả hoạt động ở cấp độ công việc và công ty.
Xem thêm: Quy trình tuyển dụng nhân sự 7 bước
2. Tầm quan trọng của chiến lược tuyển dụng nhân sự
Trong toàn bộ các yếu tố tạo nên và quyết định sự tồn tại của một tổ chức, gần như không có nhiều người nghĩ đến yếu tố nguồn nhân lực nhân lực. Thế nhưng, trên thực tế, nhân lực là thành phần thiết yếu và quyết định tính sống còn, sự thành công một doanh nghiệp. Do đó, việc tuyển dụng nhân sự có thể được coi là một phần trong chiến lược cạnh tranh của các công ty.
Mặc dù vậy, ở nước ta rất ít tổ chức phát hiện ra điều này. Nếu có phát hiện ra được thì họ cũng vẫn hành động vô cùng yếu ớt. Việc tuyển dụng nhân sự thường được tiến hành theo từng giai đoạn phát triển của côn ty dẫn đến tâm lý tuyển dụng trong ngắn hạn. Trong trường hợp cần thay thế nhân sự hay tuyển mới thì doanh nghiệp mới dốc sức đầu tư. Tuyển dụng nhân sự hoàn thành cũng là lúc khâu tuyển nhân sự bị bỏ bê và không được để ý.
Các công ty chưa có đội ngũ tuyển dụng nhân sự chuyên biệt, không quản lý được dữ liệu của ứng viên, việc tuyển dụng nhân sự được tiến hành theo nhiều cách khác nhau và không theo một tiêu chí cụ thể nào…Hiện trạng này là tình trạng vô cùng phổ biến và bộc lộ sự thiếu chuyên nghiệp và yếu kém trong việc tuyển dụng của các công ty. Và hệ quả của những việc này là chất lượng tuyển dụng sẽ không được bảo đảm.
Xem thêm: Nhân viên tuyển dụng và những điều bạn cần nên biết
3. Top 10 chiến lược tuyển dụng nhân sự hiệu quả hiện nay
Chiến lược tuyển dụng nhân sự – Xây dựng thương hiệu tuyển dụng
Thương hiệu của nhà tuyển dụng là yếu tố tiên quyết trong chiến lược thu hút, tuyển dụng và giữ chân các nhân viên tài năng. Hình ảnh doanh nghiệp có ảnh hưởng một cách đáng kể đối với hiệu quả thu hút nhân tài.
Trong quá trình lập chiến lược tuyển dụng nhân sự, xây dựng thương hiệu tuyển dụng là bước khó khăn nhất, đòi hỏi phải đầu tư đáng kể về tiền bạc và thời gian. Tuy là đòi hỏi cần phải có sự đầu tư lớn, thế nhưng lợi nhuận các công ty thu về được nếu thực hiện thành công chiến lược này sẽ bù đắp lại những khoản chi phí đã bỏ ra để xây dựng thương hiệu tuyển dụng.
Xây dựng chương trình giới thiệu nhân viên
Xây dựng chương trình giới thiệu nhân viên là chiến lược tuyển dụng nhân sự ít được nhà tuyển dụng quan tâm. Thế nhưng, nó lại là “vũ khí bí mật” của nhiều nhà tuyển dụng. Những lợi ích rất đáng kể mà công ty sẽ thu được thông qua chương trình giới thiệu nhân viên bao gồm:
- Giảm Tỷ lệ bỏ việc.
- Chất lượng tuyển dụng được cải thiện.
- Thời gian phỏng vấn tuyển dụng được rút ngắn hơn.
- Tốc độ đào tạo nhập môn cho nhân viên mới được đẩy nhanh hơn.
- Chi phí tuyển dụng được giảm bớt.
Không giống với thương hiệu nhà tuyển dụng. Để xây dựng được một chương trình giới thiệu nhân viên chất lượng lại không yêu cầu chi phí quá nhiều. Thế nhưng, công ty có thể thu về kết quả một cách nhanh chóng.
Sử dụng dữ liệu nhằm cải thiện quy trình tuyển dụng
Chiến lược tuyển dụng nhân sự của công ty nên được xây dựng thành một quá trình chặt chẽ và có thể đo lường được. Trong đó, có một vài chỉ số quan trọng cần đánh giá như:
- Thời gian tuyển dụng.
- Số lượng ứng viên đủ tiêu chuẩn cho mỗi vị trí cần tuyển dụng.
- Nguồn tuyển dụng.
- Chi phí tuyển dụng.
- Tỷ lệ chấp nhận lời mời làm việc.
- Tỷ lệ doanh thu.
Thông qua việc đo lường các chỉ số này, công ty sẽ dễ dàng xác định được các phần trong chiến lược tuyển dụng đang diễn ra tốt đẹp hay các lĩnh vực cần hoàn thiện thêm. Yếu tố này là cơ sở giúp giảm thiểu rủi ro tuyển sai người.
Chiến lược tuyển dụng nhân sự – Tìm kiếm nguồn ứng viên thụ động
Ứng viên thụ động là những người không chủ động đi kiếm tìm công việc mới. Những người này không có động lực nộp đơn xin việc và thường thì họ sẽ không có sẵn một bản sơ yếu lý lịch cập nhật.
Nếu công ty biết tận dụng đúng cách thì ứng viên thụ động sẽ là “kho tàng” nhân tài tuyệt vời . Không giống với những người chủ động tìm việc, nhóm ứng viên thụ động thường sẽ không tìm kiếm ở các website tuyển dụng. Để tiếp cận họ, các công ty nên tăng độ “phủ sóng” của mình ở nhiều kênh như: người quen giới thiệu, mạng xã hội (LinkedIn, Facebook), tìm kiếm Google, website, các công ty săn đầu người (headhunt),…
Chạy các quảng cáo tuyển dụng là một ý tưởng khá hay trong chiến lược tuyển dụng nhân sự, nhất là đối với các vị trí quản lý cấp cao.
Trong khi tìm kiếm ứng viên, các công ty cũng cần bảo đảm hình ảnh thương hiệu và các ích lợi công ty đề ra đủ sức hấp dẫn các ứng viên cân nhắc.
Lựa chọn kênh tuyển dụng
Tùy thuộc vào từng vị trí và ngành nghề nhất định, các công ty nên xác định chuẩn xác nguồn ứng viên tiềm năng nhằm có chiến thuật tiếp cận thích hợp.
Mô tả chính xác công việc
Biên soạn bản mô tả công việc là một nhiệm vụ hết sức khó khăn, nhất là với các lĩnh vực như công nghệ thông tin. Một sai lầm nhiều công ty hay mắc phải là để chuyên viên nhân sự viết quảng cáo tuyển dụng – mặc dù họ không có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết đối với những vị trí cần tuyển. Việc này sẽ dẫn tới thiệt hại nghiêm trọng đến danh tiếng của doanh nghiệp.
Vì vậy, công ty cần hiệu đính và kiểm tra kỹ càng các nội dung quảng cáo tuyển dụng trước khi đưa tin đăng tuyển nhằm tránh làm “nản lòng” những ứng viên tiềm năng.
Nâng cao chất lượng buổi phỏng vấn
Phỏng vấn là bước “cao trào” của chiến lược tuyển dụng nhân sự. Nó không chỉ là cơ hội giúp các ứng viên thể hiện tài năng cho công việc, mà còn là dịp để nhà tuyển dụng thể hiện sự chuyên nghiệp của mình và thuyết phục ứng viên gia nhập doanh nghiệp. Thế nhưng, đây lại là công đoạn mà nhiều nhà tuyển dụng hay thất bại.
Một kịch bản phỏng vấn tuyển dụng nhân sự được đầu tư chu đáo sẽ giúp công ty nổi bật trong mắt ứng viên. Thay vì đặt những câu hỏi kinh điển như “Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?”, nhà tuyển dụng nên đặt cho ứng viên những câu hỏi hay và chia sẻ với họ các thông tin hữu ích về kỹ năng, vai trò của họ. Nếu làm như vậy, dù không được tuyển dụng thì họ vẫn sẽ hài lòng và sẵn sàng nói những điều tốt đẹp về công ty bạn.
Tiếp cận với ứng viên tài năng trong quá khứ
Là nhà tuyển dụng, bạn sẽ luôn đối mặt với nhiều quyết định khó khăn trong công việc. Trong trường hợp bạn có một danh sách ứng viên thực sự tài năng và thích hợp với vị trí đang trống, việc đưa ra quyết định lựa chọn ứng viên phù hợp nhất thật sự là một điều khó khăn.
Những ứng viên không được tuyển dụng ở những lần phỏng vấn trước là một nguồn nhân tài tiềm năng mà nhiều công ty thường bỏ qua. Họ là những người thiếu một vài yếu tố nhất định, thế nhưng sẽ trở thành nhân viên tuyệt vời cho những cơ hội trong tương lai. Do đó, công ty nên lưu giữ thông tin liên lạc của họ.
Liên lạc với nhân viên cũ
Tuyển dụng nhân viên cũ là chiến lược tuyển dụng nhân sự mà các công ty nên xem xét. Nếu như nhân viên cũ của bạn rời đi vui vẻ, họ có thể là ứng cử viên hoàn hảo cho vị trí cũ hoặc một vị trí khác cao hơn.
Tổ chức các buổi hội thảo
Thực hiện chiến lược tuyển dụng nhân sự không chỉ là trách nhiệm của cấp quản lý hoặc bộ phận nhân sự. Bạn cũng có thể thu hút nhân viên hiện tại của công ty tham gia vào quy trình này. Cách tốt nhất là tổ chức những buổi hội thảo nhằm tăng mức độ tương tác nhân viên và kiếm tìm các tài năng mới.
Lời kết
Đội ngũ nhân sự là một trong những yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến thành công và sự phát triển của các công ty. Do đó, công ty nên có cho mình những chiến lược tuyển dụng nhân sự thật tốt. Top 10 chiến lược tuyển dụng nhân sự trên đây sẽ giúp ích phần nào cho các nhà tuyển dụng trong quá trình xây dựng chiến lược tuyển dụng cho công ty mình.
Dương Cảm – Tổng hợp, Chỉnh sửa
(Nguồn tham khảo: vncmd.com, ocd.vn, amis.misa.vn)