Báo cáo kinh doanh là báo cáo tài chính đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp. Các chỉ tiêu trong báo cáo phải đảm bảo độ chính xác tuyệt đối. Chính vì vậy, 123job sẽ gửi đến các bạn cách lập bảng báo cáo kết quả kinh doanh chuẩn nhất.Khái niệm Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kinh doanh là gì?

Báo cáo kinh doanh kết quả hoạt động kinh doanh được sử dụng để xem xét sự chênh lệch giữa doanh thu và chi phí trong từng kỳ kế toán. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quan tình hình kinh doanh của doanh nghiệp cũng như phản ánh chi tiết các hoạt động kinh doanh chính trong một thời kỳ hoạt động. Căn cứ vào việc phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh ta có thể biết được khả năng sinh lãi và thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
>>>Xem thêm: Kỹ Năng Đặt Câu Hỏi Tăng Hiệu Quả Giao Tiếp
Kết cấu và các chỉ tiêu của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Kết cấu Báo cáo kết quả kinh doanh chia hoạt động của doanh nghiệp thành 3 mảng: Hoạt động kinh doanh chính (hoạt động cốt lõi), Hoạt động tài chính và Hoạt động khác.
Công thức chung ở phần này là: Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
Hoạt động kinh doanh chính

Hoạt động sản xuất kinh doanh chính thể hiện qua 3 chỉ tiêu chính:
– Báo cáo kinh doanh doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Đây là doanh thu từ hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp (sau khi trừ các Khoản giảm trừ doanh thu). Thông thường, đây là hoạt động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu doanh thu.
– Giá vốn hàng bán: Thể hiện tất cả chi phí để làm ra hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp.
– Lợi nhuận gộp về bán hàng: Doanh thu thuần bán hàng, cung cấp dịch vụ – Giá vốn hàng bán
Chỉ tiêu này cho biết hoạt động sản xuất kinh doanh chính mang về bao nhiêu tiền. Lợi nhuận gộp tăng có thể do doanh thu thuần tăng hoặc giá vốn hàng bán giảm.
Hoạt động tài chính báo cáo kinh doanh
Hoạt động tài chính của doanh nghiệp thể hiện qua 2 chỉ tiêu:
– Doanh thu tài chính: có từ các nguồn như: lãi tiền gửi, lãi từ nhận đầu tư, lãi chênh lệch tỷ giá…
– Chi phí tài chính: gồm có chi phí lãi vay, lỗ chênh lệch tỷ giá, dự phòng các khoản đầu tư tài chính,… phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.
Trong đó: Chi phí lãi vay và Lỗ chênh lệch tỷ giá (nếu có) là 2 loại chi phí quan trọng mà doanh nghiệp cần chú ý.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, là chỉ tiêu thể hiện kết quả nhận được từ hai hoạt động bán hàng và tài chính, sau khi trừ đi Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Lợi nhuận thuần từ kinh doanh = Lợi nhuận gộp từ bán hàng + (Doanh thu tài chính – Chi phí tài chính) – Chi phí bán hàng – Chi phí quản lý doanh nghiệp.
>>>xem thêm: Những kỹ năng bán hàng người bán hàng cần có
Hoạt động khác
Những gì không nằm trong hoạt động kinh doanh chính và hoạt động tài chính thì sẽ nằm trong hoạt động khác và thường chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu kinh doanh của doanh nghiệp. Bao gồm:
– Thu nhập khác: có nguồn từ lãi thanh lý, nhượng bán tài sản hay được bồi thường hợp đồng…
– Chi phí khác: Trái với thu nhập khác, chi phí khác sẽ có nguồn từ lỗ thanh lý, nhượng bán tài sản, phải bồi thường vi phạm hợp đồng…
– Lợi nhuận khác = Thu nhập khác – Chi phí khác
Lợi nhuận
Tổng hợp lợi nhuận từ những nguồn trên, chúng ta sẽ có được Lợi nhuận trước thuế:
– Lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh + Lợi nhuận khác
– Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế – Thuế TNDN
Nguyên tắc lập bảng báo cáo kết quả kinh doanh
Doanh nghiệp khi lập bảng kết quả giữa doanh nghiệp và đơn vị không có tư cách pháp nhân thì doanh nghiệp phải loại trừ toàn bộ các khoản doanh thu, thu nhập, chi phí phát sinh từ các giao dịch nội bộ.

Một bảng báo cáo kết quả kinh doanh đầy đủ gồm có 5 cột với nội dung như sau:
- Cột số 1: Các chỉ tiêu báo cáo
- Cột số 2: Mã số của các chỉ tiêu tương ứng
- Cột số 3: Số hiệu tương ứng với các chỉ tiêu của bảng kết quả được thể hiện chỉ tiêu trên bản thuyết minh báo cáo tài chính.
- Cột số 4: Tổng số phát sinh trong kỳ báo cáo năm
- Cột số 5: Số liệu của năm trước dùng để so sánh.
Bài viết trên đã cho các bạn biết về báo cáo kinh doanh. Cảm ơn các bạn đã xem qua bài viết của mình nhé.
>>>Xem thêm: Cách Rèn Luyện Kỹ Năng Quản Lý Thời Gian Trong Kinh Doanh