Hợp đồng kinh doanh là một dạng hợp đồng dân sự (Khoản 1 Điều 1 bộ luật Dân sự 2005) do các chủ thể kinh doanh tiến hành nhằm mục tiêu lợi nhuận. Cùng tìm hiểu về hợp đồng kinh doanh qua bài viết dưới đây nhé.
Đặc điểm của hợp đồng kinh doanh

– Hợp đồng kinh doanh là những giao dịch có bản chất dân sự, thiết lập trên sự tự nguyện thỏa thuận, bình đẳng.
– Do hai hay nhiều bên tham gia, có thể là tổ chức hoặc cá nhân, hướng tới lợi ích cụ thể.
– Có một số điều khoản tương tự như hợp đồng dân sự: điều khoản về chủ thể, đối tượng của hợp đồng, giá cả, quyền và nghĩa vụ của các bên…
– Có thể giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi pháp lý cụ thể của các bên giao kết.
– Chủ thể của hợp đồng trong kinh doanh phải được thiết lập chủ yếu giữa các chủ thể kinh doanh (thương nhân).
– Mục đích lợi nhuận là đặc trưng cơ bản của các giao dịch kinh doanh.
>>>Xem thêm: Tỷ lệ lãi gộp là gì? Tại sao chúng ta cần hiểu về tỷ lệ lãi gộp?
Phân loại hợp đồng trong kinh doanh
Tùy theo từng tiêu chí mà người ta có thể phân chia hợp đồng thành nhiều loại khác nhau, phổ biến nhất là phân chia theo đối tượng, nội dung hợp đồng thành hợp đồng mua bán, đại lý, ủy thác, cho thuê, gửi giữ tài sản, vận tải, kho bãi, bảo hiểm, dịch vụ quảng cáo và vô số các loại hợp đồng khác.
Hợp đồng kinh doanh, thương mại có những đặc điểm nhất định để nhận biết và phân biệt với các loại hợp đồng khác.
Thứ nhất, về chủ thể:

Hợp đồng kinh doanh, thương mại được thiết lập giữa các chủ thể là thương nhân. Theo quy định của Luật Thương mại, thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.
Điểm mấu chốt là tất cả chủ thể của quan hệ hợp đồng kinh doanh, thương mại (thương nhân) đều phải có đăng ký kinh doanh. Thương nhân là chủ thể của hợp đồng kinh doanh, thương mại có thể là thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài. Luật Thương mại quy định về thương nhân nói chung và thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam.
Thứ hai, về hình thức:
Hợp đồng kinh doanh, thương mại có thể được thiết lập dưới hình thức văn bản, lời nói hoặc bằng hành vi cụ thể của các bên giao kết. Trong những trường hợp nhất định, pháp luật bắt buộc các bên phải thiết lập hợp đồng kinh doanh, thương mại bằng hình thức văn bản (Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, hợp đồng dịch vụ khuyến mại, quảng cáo, hội chợ, triển lãm thương mại…).
Luật Thương mại cho phép các bên hợp đồng có thể thay thế hình thức thức văn bản bằng các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu.
Thứ ba, về nội dung và mục đích của hợp đồng kinh doanh thương mại:
Mục đích của các bên trong hợp đồng kinh doanh, thương mại là lợi nhuận. Trường hợp có chủ thể hợp đồng không nhằm mục đích lợi nhuận giao dịch với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, thì hợp đồng được áp dụng Luật Thương mại khi bên không nhằm mục đích lợi nhuận lựa chọn áp dụng Luật Thương mại.
>>>Xem thêm: Bỏ Túi Các Nguyên Tắc Trong Giao Tiếp
Hợp đồng trong kinh doanh, thương mại

Một là, hợp đồng mua bán hàng hóa:
Hợp đồng mua bán hàng hóa không có yếu tố quốc tế; hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu) và hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa (hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn).
Hai là, hợp đồng dịch vụ:
Hợp đồng cung ứng dịch vụ liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (hợp đồng trong các hoạt động xúc tiến thương mại, trung gian thương mại, các hoạt động thương mại cụ thể khác); các hợp đồng cung ứng dịch vụ chuyên ngành (hợp đồng dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, đào tạo, du lịch…).
Ba là, những hợp đồng trong các hoạt động đầu tư thương mại đặc thù khác (hợp đồng giao nhận thầu xây lắp, hợp đồng chuyển nhượng dự án khu đô thị mới, khu nhà ở, dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp…).
Bài viết trên đã cho các bạn biết về hợp đồng kinh doanh là gì. Cảm ơn các bạn đã xem qua bài viết của mình nhé.
>>xem thêm: Chọn rèm phù hợp thiết kế nội thất
Lộc Đạt-tổng hợp
tham khảo ( luatduonggia, luatdansu, … )